Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lễ hội rước "vua, chúa sống" có một không hai ở ngoại thành Hà Nội

Kinhtedothi - Ngày 20/2 (ngày mùng 11 tháng Giêng Âm lịch), huyện Đông Anh (Hà Nội) khai mạc Lễ hội đền Sái (làng Thụy Lôi, xã Thụy Lâm) với nghi lễ màn rước kiệu "vua, chúa sống".

Video: Lễ hội rước "vua, chúa sống" có một không hai ở ngoại thành Hà Nội.

Hàng năm, cứ vào ngày 11 tháng Giêng Âm lịch, người dân làng Thụy Lôi nói riêng và xã Thụy Lâm nói chung lại long trọng tổ chức lễ hội đền Sái, với nghi lễ rước vua, chúa giả bằng người thật và cả nghi lễ chém tinh gà trắng vô cùng thú vị, độc đáo.
Lãnh đạo Sở VH&TT Hà Nội và lãnh đạo huyện Đông Anh dự lễ sáng ngày 20/2.
Lễ hội đền Sái có nguồn gốc gắn liền với điển tích vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa với nghi lễ rước "vua, chúa sống" bằng người thật và cả nghi lễ chém tinh gà trắng vô cùng thú vị, độc đáo.
Để chuẩn bị cho lễ hội đền Sái, người dân trên địa bàn thực hiện một cách ráo riết, sốt sắng. Người dân phải chọn ra những người đóng vua giả, công chúa giả và các quan. Những người được chọn phải là các ông lão vào tuổi 75.
Năm nay, cụ ông Lê Vĩnh Lô (75 tuổi, khu 5) được phong Thanh Giang Sứ  tức là ông Chúa trò. Trong khi đó, ông Trần Tiến Tĩnh (72 tuổi, khu 6) được phong Vua Thục An Dương Vương.
Ngoài "vua, chúa" còn có các quan được rước kiệu võng tại Lễ hội.
Theo Chủ tịch UBND xã Thụy Lâm Nguyễn Văn Thu - Trưởng BTC, trong ngày chính hội, mọi người đều hóa trang, đánh phấn, mặc quần áo, đội mũ, đi hia. Người được chọn đóng vua sẽ tự lên đền Thượng làm lễ tế Đức Thánh Cao Sơn Đại Vương, trong khi người được chọn đóng chúa sẽ lên đền Sái làm lễ thỉnh Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ. Sau đó, chúa sẽ vòng sang đền Thượng cùng vua làm lễ ướm gươm, chém ba nhát vào tảng đá lớn. Đây là hành động biểu trưng cho việc chém đầu tinh gà trắng ngày trước. Tiếp đến lễ mừng tựa, tức bêu đầu gà tượng trưng cho việc tinh gà trắng đã bị tiêu diệt, nhà vua có thể yên tâm tiếp tục xây thành. Hình ảnh "vua, chúa sống" tại Lễ hội đền Sái Xuân Giáp Thìn 2024. 
Trong khi trai tráng tung kiệu, "chúa sống" ngồi trên vung kiếm chém để khuấy động hào khí. 
Kiệu "chúa, vua" được hàng chục thanh niên là con cháu trong dòng họ ông Tĩnh và ông  Lô thay phiên nhau đỡ và tung hô.
Lễ hội đền Sái với nghi thức rước “vua, chúa sống” mong ước một năm mới tài lộc, thành công, bình an và hạnh phúc, được ví như một bảo tàng bách khoa về đời sống văn hoá, tinh thần phong phú của Nhân dân thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm nói riêng và Nhân dân Đông Anh nói chung.
Lễ hội thu hút hàng nghìn người tạo nên sự hứng khởi cho những ngày đầu năm mới.
Lễ bái xong, “vua, chúa sống” sẽ được rước trên kiệu, đến cánh đồng chầu, vua làm lễ bái vọng Đức Thánh Huyền Thiên trên đền Sái, sau đó, cùng quan trở về đình.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lửa thử vàng

Lửa thử vàng

29 Apr, 06:22 AM

Kinhtedothi - Hướng tới Đại hội Thể thao Đông Nam Á năm 2025 (SEA Games 33), thể thao Việt Nam lên kế hoạch chuẩn bị kỹ lưỡng, trong đó mục tiêu chính là đứng top 3 SEA Games 33, có thể vươn lên vị trí thứ 2, xa hơn là mục tiêu tại Asiad và Olympic.

Bế mạc Giải bóng đá Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025

Bế mạc Giải bóng đá Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025

22 Apr, 01:59 PM

Kinhtedothi - Ngày 22/4, tại sân vận động quận Hoàng Mai đã diễn ra Lễ bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 và kỷ niệm 10 năm tổ chức Giải.

Tưng bừng lễ khai mạc hội thao tại Cà Mau

Tưng bừng lễ khai mạc hội thao tại Cà Mau

19 Apr, 11:46 AM

Kinhtedothi - Hội thao tỉnh Cà Mau là hoạt động thiết thực nhằm kỷ niệm mốc son lịch sử trọng đại của dân tộc, đồng thời phát huy tinh thần đoàn kết, nâng cao đời sống tinh thần và sức khỏe cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong tỉnh.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ