Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024: Đổi mới trong giáo dục di sản

Kinhtedothi - Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 là một “khóa học” giáo dục di sản hấp dẫn cho học sinh.
 Học sinh tham gia chương trình giáo dục di sản tại Khu di tích Cổ Loa. Ảnh: Lại Tấn

Vào những ngày giữa tháng 10/2024, học sinh lớp 4A5, 4A9 Trường Tiểu học Xuân La đã trực tiếp đến tham quan đình Quán La và khu lưu niệm Bác Hồ thuộc phường Xuân La, quận Tây Hồ. Tại đây, các em được nghe kể chuyện về sự ra đời, nét đẹp của ngôi đình Quán La.

Hoạt động ngoại khóa tìm hiểu Hội thề Trung Hiếu đền Đồng Cổ.

Hay tại quận Hai Bà Trưng, điểm đến được nhiều trường học lựa chọn là di tích quốc gia đặc biệt đền thờ Hai Bà Trưng ở phường Đồng Nhân. Trên địa bàn quận Cầu Giấy, ngoài các di tích lịch sử, học sinh còn được tham quan các làng nghề truyền thống như làng cốm Vòng, làng Cót (làm giấy).

Ngoài chương trình giáo dục lịch sử địa phương đang được triển khai tại tất cả các trường THPT, tiểu học, trên địa bàn TP còn có chương trình trải nghiệm di sản. Điển hình như chương trình giáo dục di sản tại Hoàng thành Thăng Long có hàng loạt hoạt động như: "Em tìm hiểu di sản", "Em làm nhà khảo cổ"...

Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện có nhiều chủ đề của chương trình giáo dục di sản dành cho học sinh các cấp như “Ơ kìa con nghê”, “Khám phá bia tiến sĩ”, “Đi tìm linh vật trên kiến trúc cổ Văn Miếu”, “Lớp học xưa”...

Từ 9 - 17/11/2024, học sinh cùng cha mẹ và các thầy cô sẽ có cơ hội khám phá hàng loạt di sản kiến trúc nổi tiếng: Cung Thiếu nhi Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Nhà hát Lớn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Bắc Bộ phủ… thông qua nhiều hoạt động sáng tạo trong tuyến trải nghiệm Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024.

Trên nền không gian ấy là hàng loạt những cuộc triển lãm, trưng bày, trình diễn nghệ thuật, tọa đàm, workshop… Đó không chỉ là hiểu về quá khứ, mà còn khơi gợi tài năng sáng tạo cho nhiều bạn trẻ để xây dựng sự nghiệp tương lai trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa - sáng tạo, làm giàu mạnh cho Thủ đô và đất nước.

Đánh thức di sản, khơi nguồn sáng tạo

Đánh thức di sản, khơi nguồn sáng tạo

Để di sản trở thành không gian sáng tạo

Để di sản trở thành không gian sáng tạo

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn liền với danh nhân Tô Hiến Thành

Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn liền với danh nhân Tô Hiến Thành

06 Jul, 10:58 AM

Kinhtedothi – Sáng 6/7, xã Ô Diên long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 846 năm ngày mất của danh nhân Tô Hiến Thành, nhà chính trị, nhân cách văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ XII. Tới dự có Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản.

Bài 2: Bất cập trong công tác quản lý

Bài 2: Bất cập trong công tác quản lý

06 Jul, 05:05 AM

Kinhtedothi - Tại nhiều địa phương, công tác bảo vệ di tích, di sản có nơi còn chưa được quan tâm đúng mức, khoán trắng cho Ban Quản lý di tích; nhiều nơi thiếu nguồn lực, nhân sự để bảo vệ dẫn tới không quản lý xuể trong khi ý thức của du khách còn hạn chế.

Hào hoa vẫn ở đây...

Hào hoa vẫn ở đây...

05 Jul, 05:50 AM

Kinhtedothi - Hà Nội nghìn năm văn hiến không chỉ ôm ấp trong lòng đô thị những giá trị lịch sử, kiến trúc, mà còn lưu giữ cả lối sống và tâm thức đô thị đặc trưng. Đi qua bao thăng trầm lịch sử, đặc biệt là các lần thay đổi địa giới hành chính trong thời kỳ hiện đại, bản sắc Hà Nội không ngừng “hội tụ, kết tinh và lan tỏa”, để hình thành những đan xen giữa truyền thống và hiện đại, giữa phố cổ và đô thị mới, giữa làng quê và thành thị. Nhưng hào hoa Hà Nội thì vẫn ở đây, trên từng con phố và sâu trong tâm thức đô thị…

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ