Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Lễ thánh tại đình Võng Thị

NSNA Văn Phúc
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đình Võng Thị (Đền cổ Sùng Khánh) nằm bên hồ Tây, phường Bưởi, quận Tây Hồ, TP Hà Nội. Đình được xây dựng cuối đời vua Lý Nhân Tông (1072 - 1128).

Ngôi đình là niềm tự hào của người dân nơi đây.
Đình Võng Thị thờ thần chài lưới. Mặc dù theo văn bia còn lưu, ông là người làng, một đạo sĩ có danh, đã quăng lưới bắt ''hổ'' - chính là Thái sư Lê Văn Thịnh. 
Tuy nhiên, lại có một truyền thuyết kể rằng vị thần được thờ trong đình làng Võng Thị là một ngư dân rất giỏi nghề sông nước. 
Tương truyền, một lần mưa bão mù mịt, thuyền của lão biệt tích 7 ngày. Ở nhà người ta đã lập bàn thờ để thờ lão. Bỗng nhiên, sang ngày thứ 8, ông trở về với một thuyền chở đầy ắp người.
Thì ra suốt mấy ngày mưa bão, nhiều thuyền của ngư dân bị trôi dạt khắp nơi, ông đã tìm khắp hồ để cứu người bị nạn. 
Vớt được người nào, ông cũng ôm vào thuyền mình. Đến lúc không thấy người trên mặt hồ nữa, ông mới chèo thuyền trở về... 
Dân làng góp tiền xây miếu thờ sống ông, gọi là Mục Thận. Từ đó, dân chúng ven hồ Tây nhắc đến tên ông với lòng kính trọng và sự biết ơn.
Hàng năm, ngày 14/2 Âm lịch, là ngày giỗ Mục Thận, cũng trở thành ngày hội của làng Võng Thị và một số làng lân cận như Trích Sài, Hồ Khẩu. 
Dân làng tổ chức rước kiệu từ đền Dục Khánh và đền Vệ Quốc - là nơi thờ hai con trai của Mục Thận có công dẹp giặc, được phong tướng công về đền Võng Thị. Ngày này cũng trở thành một ngày hội văn hoá duy trì từ thời Lý đến nay với nhiều hình thức như: Tế lễ, văn nghệ dân gian…