Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lịch sử 7 địa danh đơn vị hành chính cơ sở của quận Hoàng Mai

Kinhtedothi:- Dự kiến, quận Hoàng Mai sẽ thành lập 7 đơn vị hành chính cơ sở: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam. Qua lấy ý kiến, phần lớn người dân Hoàng Mai đồng thuận với việc đặt tên các đơn vị hành chính cơ sở của Thành phố.

Trao đổi tại buổi lấy ý kiến của Nhân dân, Chủ tịch UBND phường Tương Mai Phạm Thị Kim Thành cho biết, người dân đánh giá rất cao việc Thành phố chọn tên địa danh cho các đơn vị hành chính cơ sở quận Hoàng Mai. Nhiều cụ cao tuổi tại phường Tương Mai cho rằng, việc đặt tên lần này tuy thời gian ngắn nhưng đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, cân nhắc thận trọng các yếu tố truyền thống, lịch sử, văn hóa.

Văn hóa Cổ Mai

Theo nghiên cứu của các nhà lịch sử, văn hóa đất Cổ Mai, trong đó có 2 làng Hoàng Mai và Tương Mai được khai phá từ rất sớm, theo dấu vết lịch sử, ngay từ 3.000-4.000 năm trước khu vực này đã có người sinh sống. Người ra đã tìm được vết tích là một số công cụ như rìu đá, vòng đá tìm thấy trong khu mộ táng ở bờ sông Kim Ngưu và mộ thời Đông Hán tại gò Mã Vẽ. Việc quận Hoàng Mai chọn Hoàng Mai và Tương Mai làm tên phường là nhớ đến văn hóa Cổ Mai (còn gọi là Kẻ Mơ).

Dự kiến, quận Hoàng Mai sẽ thành lập 7 đơn vị hành chính cơ sở: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam.

Định Công được hình thành từ hai thôn Thượng và Hạ hợp thuộc tổng Khương Đình (huyện Thanh Trì), được coi là làng văn hiến, có nhiều người đỗ đạt. Thế kỷ XV có Bùi Xương Trạch, đỗ tiến sĩ, làm quan thời Lê Thánh Tông; con cháu sau này cũng nhiều người tiến sĩ, hương cống. Thôn Thượng nằm sát làng Khương Hạ về phía sông Tô Lịch, vốn là đất tổ của nghề kim hoàn. Tại đây còn đền thờ ba anh em họ Trần có công đức truyền nghề cho dân từ thời Lý Bí (?). Đó là ba ông Trần Hòa, Trần Điện, Trần Điền. Còn thôn Hạ nằm phía đường Giải Phóng đi vào vốn trồng hoa màu, nổi tiếng về trồng ớt. Ngạn ngữ có câu: Nhất cay là ớt Định Công.

Vùng đất Vĩnh Hưng ban đầu có tên là Vĩnh Tuy, nằm ở phía tây huyện Thanh Đàm (nay là Thanh Trì). Đến năm 1740, vua Lê Hiển Tông lên ngôi lấy niên hiệu Cảnh Hưng nên Vĩnh Hưng Trang được đổi thành xã Vĩnh Tuy. Khi đó, xã Vĩnh Tuy gồm các thôn Thượng, Đoài, Tân Khai, Đông Thiên và Trung Lập. Năm 1956, thôn Trung Lập nhập về xã Lĩnh Nam. Năm 1982, vùng đất Vĩnh Tuy Đoài được nhập vào nội thành Hà Nội để thành lập phường Vĩnh Tuy. Ngày 1/1/2004, quận mới Hoàng Mai thành lập, xã Vĩnh Tuy trở thành phường. Thể theo ý nguyện chung của nhân dân, Thành phố đồng ý để Vĩnh Tuy trở về với tên gọi Vĩnh Hưng, đã có cách đây 5 thế kỷ.

Yên Sở là tên ghép của hai làng Yên Duyên và Sở Thượng, thuộc huyện Thanh Trì, được người dân địa phương đánh giá là một trong những tên đẹp, ý nghĩa. Theo Thiên Nam dư hạ tập thì năm Hồng Đức thứ 14 (1483) vua Lê Thánh Tông cho lập các Sở đồn điền, Sở tầm tang, Sở điển mục. Đây là các điểm đồn trú với quân lính làm nòng cốt có nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp và khai hóa đất đai các bãi bồi ven sông trong thời bình, tham gia chiến đấu khi có chiến tranh. Đất Yên Sở là sở đồn điền, vừa rộng lại nhiều hồ ao, có điều kiện phát triển thành làng mạc trù phú, đồng thời là một khu căn cứ quân sự về đường thuỷ rất quan trọng để bảo vệ phía Nam kinh thành Thăng Long trong những cuộc chiến tranh giữ nước.

Việc đặt tên đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, cân nhắc thận trọng các yếu tố truyền thống, lịch sử, văn hóa (ảnh đền thờ Trần Khát Chân tại phường Tương Mai). Ảnh TA

Lĩnh Nam ngày nay được hình thành từ những làng cổ có bề dày lịch sử và được con người đến khai phá, sinh cơ lập nghiệp từ sớm, trải qua quá trình lịch sử lâu dài, bao lần tách nhập, Lĩnh Nam bao gồm 03 thôn: Nam Dư Thượng, Thúy Lĩnh, Trung Lập. Đến năm 1955, ba thôn: Nam Dư Thượng, Thúy Lĩnh và Trung Lập hợp thành xã Lĩnh Nam thuộc quận VII, Hà Nội. Từ năm 1961 đến năm 2003, xã Lĩnh Nam thuộc huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội. Theo Nghị định số 132/NĐ-CP ngày 06/11/2003 của Chính phủ, xã Lĩnh Nam trở thành phường Lĩnh Nam thuộc quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội.

Sau điều chỉnh, phường Lĩnh Nam có có diện tích tự nhiên 11,16km2. Địa giới hành chính gồm: Phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Lĩnh Nam, Thanh Trì, Trần Phú, Yên Sở (Hoàng Mai); một phần diện tích tự nhiên và dân số của phường Thanh Lương (Hai Bà Trưng), nằm ngoài đê sông Hồng, thuận lợi cho việc phát triển hai bên sông Hồng sau này.

Dấu ấn quy hoạch

Thời Nguyễn đầu thế kỷ XIX, làng Bằng Liệt cũng là một xã thuộc tổng Quang Liệt, đến thời Thành Thái (1889 - 1907) thuộc tổng Thanh Liệt huyện Thanh Trì tỉnh Hà Đông. Từ năm 1946, xã Hoàng Liệt được hình thành gồm các làng: Linh Đàm, Pháp Vân, Tứ Kỳ, Bằng Liệt, thuộc huyện Thanh Trì; từ tháng 11/ 2003 phường Hoàng Liệt, được chuyển về trực thuộc quận Hoàng Mai.

Người dân Lĩnh Nam tự hào khi được mang tên phường mới (ảnh trường mầm non Lĩnh Nam chuẩn bị khánh thành).

Bằng Liệt vốn là làng thuần nông, sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa. Song nơi đây đã biết khai thác thế mạnh của vùng đất sông hồ màu mỡ, nên chuyển dần từ cây lúa sang trồng hoa màu và rau xanh cung cấp cho Hà Nội, cùng phát triển các nghề thủ công như làm bún, nghề mộc... Bằng Liệt xưa nổi tiếng với vải quả ngon nhất Kinh kì đã đi vào câu ca: "Vải ngon thì nhất làng Bằng/Khắp thành Hà Nội hỏi rằng đâu hơn".

Ngoài việc chọn tên Hoàng Liệt cho đơn vị hành chính cơ sở thì việc điều chỉnh địa giới lần này cũng được người dân địa phương đánh giá cao. Phường Hoàng Liệt sau điều chỉnh có diện tích tự nhiên 5,57km2, gồm: Phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của phường Hoàng Liệt (Hoàng Mai); một phần diện tích tự nhiên và dân số của phường Đại Kim (Hoàng Mai); các xã: Tam Hiệp, Thanh Liệt, thị trấn Văn Điển (Thanh Trì, không bị chia cắt bởi đường Giải Phóng. Theo tính toán, sau điều chỉnh đây vẫn là phường có dân số trên 100 ngàn người, đứng đầu Thành phố Hà Nội và thứ 2 toàn quốc.

Quận Hoàng Mai: Cán bộ phường lăn xả cứu người dân trong hoả hoạn

Quận Hoàng Mai: Cán bộ phường lăn xả cứu người dân trong hoả hoạn

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ý nghĩa tên gọi 3 đơn vị hành chính cơ sở mới của huyện Đan Phượng sau sắp xếp

Ý nghĩa tên gọi 3 đơn vị hành chính cơ sở mới của huyện Đan Phượng sau sắp xếp

20 Apr, 11:45 AM

Kinhtedothi – Huyện Đan Phượng đang tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, huyện Đan Phượng từ 16 đơn vị hành chính cấp xã được sắp xếp, thành lập 3 đơn vị hành chính cấp cơ sở, tên gọi đều có yếu tố lịch sử, văn hóa địa phương.

Huyện Thường Tín lấy ý kiến Nhân dân về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Huyện Thường Tín lấy ý kiến Nhân dân về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

19 Apr, 09:40 PM

Kinhtedothi - Thực hiện chủ trương về việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, huyện Thường Tín đang tích cực triển khai lấy ý kiến góp ý của cán bộ, đảng viên và tầng lớp Nhân dân về phương án sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã

Huyện Phú Xuyên dự kiến sẽ còn 4 xã

Huyện Phú Xuyên dự kiến sẽ còn 4 xã

19 Apr, 08:57 PM

Kinhtedothi - Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hà Nội, huyện Phú Xuyên dự kiến sẽ còn 4 xã, gồm: Phú Xuyên, Phượng Dực, Chuyên Mỹ và Đại Xuyên.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ