Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Liên hoan âm nhạc Yoshine 2022 - nơi gắn kết người khuyết tật bằng âm nhạc

Kinhtedothi - Chiều 22/10, Hội Người khuyết tật TP Hà Nội phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục Yoshine Melody đã thông tin về Liên hoan âm nhạc Yoshine 2022.

Liên hoan âm nhạc Yoshine 2022 được tổ chức nhằm mục đích giáo dục cho thanh thiếu niên về tình yêu đối với âm nhạc, tình yêu cuộc sống, tinh thần nhân văn, trách nhiệm công dân, ý thức khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Chương trình cũng giúp cho các thanh thiếu niên, học sinh có năng khiếu, đam mê âm nhạc được thể hiện tài năng của mình, được giao lưu, học hỏi để nuôi dưỡng niềm say mê nghệ thuật.

Đặc biệt, tại chương trình này, các thanh thiếu niên, học sinh là người khuyết tật, con của người khuyết tật có năng khiếu âm nhạc được tạo điều kiện để thể hiện tài năng của mình, thực sự được hòa nhập trong lĩnh vực nghệ thuật.

Các em nhỏ chia sẻ cảm nhận về Liên hoan âm nhạc Yoshine 2022

Trong khuôn khổ Liên hoan âm nhạc Yoshine 2022, vòng biểu diễn khu vực Hà Nội được tổ chức trong các ngày 26-27/11/2022 tại Hội trường tầng 3 Trung tâm thương mại AOEN Mall Hà Đông (quận Hà Đông, Hà Nội); Vòng biểu diễn khu vực Hải Phòng và các tỉnh khác diễn ra trong ngày 3-4/12/2022 tại Hội trường tầng 3 Trung tâm thương mại AOEN Mall Hải Phòng (quận Lê Chân, TP Hải Phòng).

Theo Ban Tổ chức, dự kiến có khoảng 800 thí sinh từ Hà Nội, Hải Phòng và một vài tỉnh khác tham gia Liên hoan âm nhạc Yoshine 2022 theo 3 hạng mục: Piano (từ 6-17 tuổi), Thanh nhạc (6-17 tuổi và 18-40 tuổi), Guitar (6-7 tuổi và 18-40 tuổi). Ban tổ chức tạo điều kiện thuận lợi cho các thí sinh thuộc gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật, con của người khuyết tật tham gia Liên hoan.

Em Phạm Trần Lâm (9 tuổi, đăng ký dự thi Piano) chia sẻ: Em hy vọng khi tham gia cuộc thi, bản thân em được học tập, trải nghiệm và trau dồi thêm những kiến thức...

Tại chương trình, em Phạm Trần Lâm (9 tuổi, đăng ký dự thi Piano) chia sẻ: Em hy vọng khi tham gia cuộc thi, bản thân em được học tập, trải nghiệm và trau dồi thêm những kiến thức, hiểu biết về hạng mục em dự thi, cảm nhận của bản thân cuộc sống cũng trở nên đa dạng hơn. Đây không chỉ là cơ hội cho riêng bản thân em mà còn là dịp để tất cả mọi người, đặc biệt là giới trẻ giới thiệu, quảng bá sâu rộng về những loại hình nghệ thuật đặc sắc. Đồng thời, bồi đắp tình cảm yêu mến, trân trọng, tự hào, làm sống dậy niềm yêu thích và đam mê với nghệ thuật, khơi dậy niềm yêu thích âm nhạc trong mỗi người dân Việt Nam.

Sức lan tỏa kép từ truyền thông và nhận thức của người khuyết tật

Sức lan tỏa kép từ truyền thông và nhận thức của người khuyết tật

Đại hội Thể thao người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 11

Đại hội Thể thao người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 11

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đợi chờ và hy vọng...

Đợi chờ và hy vọng...

13 Jul, 06:19 AM

Kinhtedothi - Ý tưởng về mô hình Khu Phát triển thương mại - văn hóa đang dần được định hình rõ nét trong hành trình hiện thực hóa khát vọng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại. Người Hà Nội tin mô hình ấy sẽ bảo tồn những căn tính cộng đồng khi thương hiệu địa phương không còn là tên hành chính…

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

13 Jul, 06:17 AM

Kinhtedothi - Luật Di sản văn hóa 2024 đã thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về văn hóa, di sản văn hóa. Trong đó điểm nhấn quan trọng của Luật là chủ trương phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn cho chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

12 Jul, 08:19 PM

Kinhtedothi - Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đây là di sản văn hóa thế giới thứ 9 của Việt Nam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ