Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Liên tục phát hiện sữa và dầu ăn “bẩn”: Quản lý thị trường chịu trách nhiệm đến đâu?

Kinhtedothi-Vụ việc triệt phá đường dây sản xuất, kinh doanh sữa giả, dầu ăn quy mô lớn thời gian qua đã gây chấn động dư luận. Bên cạnh sự phẫn nộ trước hành vi vi phạm trắng trợn, câu hỏi đặt ra về vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác giám sát an toàn thực phẩm (ATTP), kiểm soát hàng giả.

Liên tục phát hiện nhiều dường dây sản xuất hàng giả quy mô lớn

Công an tỉnh Hưng Yên vừa triệt phá một đường dây dầu ăn giả với quy mô đặc biệt lớn qua đó thu giữ trên 1.000 tấn dầu thực vật giả của Công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu Nhật Minh Food. Đáng lo ngại, lượng lớn dầu ăn trên lại có nguồn gốc từ dầu thực vật làm thức ăn chăn nuôi. Nơi tiêu thụ chính là những bếp ăn tập thể, nhà hàng, làng nghề chế biến bánh kẹo, đồ ăn vặt cho trẻ em... nên người tiêu dùng không thể kiểm soát được nguồn gốc nguyên liệu.

Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng cực lớn trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận. Theo đó, từ tháng 8/2021, nắm bắt được nhu cầu gia tăng của các sản phẩm dinh dưỡng, sản phẩm thực phẩm bổ sung, đối tượng Vũ Mạnh Cường và Hoàng Mạnh Hà thành lập Công ty Rance Pharma và Công ty Hacofood Group để sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm sữa bột giả. Đến nay,  các đối tượng đã tiêu thụ lượng sữa số lượng lớn với doanh thu gần 500 tỷ đồng. Điều đáng nói, các sản phẩm sữa giả này được sản xuất công khai tại nhà máy đặt tại KCN Phú Nghĩa (xã Phú Nghĩa- Hà Nội).

Quản lý thị trường Hà Nội bắt giữ một lượng lớn sữa và sản phẩm ăn dặm cho trẻ em nhập lậu tại 62 Phố Bạch Mai. Ảnh: Hoài Nam

Dưới góc nhìn pháp lý, luật sư Hoàng Văn Hà (Công ty Luật ARC Hà Nội) khẳng định, hành vi sản xuất, buôn bán dầu ăn, sữa bột giả mạo chất lượng không chỉ vi phạm nghiêm trọng đạo đức kinh doanh mà còn vi phạm Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2022). Nếu có đủ căn cứ chứng minh sản phẩm này gây tổn hại đến sức khỏe người tiêu dùng, các bị can còn có thể bị truy tố thêm theo Điều 317 Bộ luật Hình sự, về tội vi phạm quy định về ATTP.

Trách nhiệm cơ quan quản lý đến đâu?

Vụ việc dầu ăn, sữa bột giả mạo chất lượng, dư luận đặt câu hỏi về trách nhiệm giám sát của các cơ quan quản lý, trong việc kiểm định chất lượng thực phẩm, công bố sản phẩm và kiểm tra đột xuất tại các doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu đầu vào.

Về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Kiều Oanh thông tin, theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP thẩm quyền quản lý nhà nước đối với các sản phẩm sữa được phân định rõ theo nhóm sản phẩm và cơ quan chuyên ngành. 

Dầu ăn của Công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu Nhật Minh Food sản xuất bằng dầu ăn chăn nuôi. Ảnh: Hoài Nam

Theo đó, ngành Y tế chịu trách nhiệm quản lý đối với nhóm sản phẩm sữa có bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng (bao gồm việc tiếp nhận tự công bố, xác nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, nội dung quảng cáo thực phẩm). Ngành Công Thương chịu trách nhiệm quản lý đối với nhóm sản phẩm sữa chế biến thông thường (không bao gồm các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng).

Do vậy Sở Công Thương Hà Nội không phải là đơn vị có quyền quản lý nhà nước đối với các sản phẩm sữa do Công ty CP Dược phẩm Quốc tế Rance Pharma, Công ty CP  Dinh dưỡng Hacofood Group sản xuất. Ngoài ra, đây là các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý chuyên ngành của ngành y tế nên Sở Công Thương Hà Nội không được thực hiện thanh tra chuyên ngành, kiểm tra định kỳ, hậu kiểm hoạt động sản xuất sản phẩm thực phẩm.

Liên quan đến việc đường dây sản xuất, tiêu thụ dầu ăn giả Ofood do Công an tỉnh Hưng Yên vừa triệt phá, đại diện Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, dầu thực vật dùng làm thức ăn chăn nuôi là nguyên liệu thuộc Danh mục quản lý theo Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT, chịu sự quản lý của Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Về trách nhiệm của các cơ quan quản lý, theo quy định tại Điều 65 Luật ATTP, Điều 40 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về ATTP trên phạm vi địa phương, chịu trách nhiệm trước Chính phủ về ATTP tại địa phương. Đồng thời tổ chức tiếp nhận bản tự công bố sản phẩm; Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo phân công, phân cấp; Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về ATTP trên địa bàn quản lý.

Quản lý thị trường Hà Nội bắt giữ sữa và thực ăn dặm cho trẻ em nhập lậu tại 62 phố Bạch Mai. Ảnh: Hoài Nam

Đến thời điểm hiện tại, Công ty TNHH Sản xuất và XNK Nhật Minh Food đã có bản tự công bố sản phẩm dầu thực vật. Hiện Bộ Công Thương chưa cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP với doanh nghiệp này, chưa nhận được báo cáo của chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan về hành vi sản xuất và tiêu thụ dầu ăn giả.

Chia sẻ về những khó khăn thực tế trong công tác kiểm tra ATVSTP, Chi cục trưởng Chi Cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội Trịnh Quang Đức cho biết, khi phát hiện nghi vấn về chất lượng VSATTP như nghi ngờ sữa, dầu ăn giả, kém chất lượng, QLTT phải tiến hành thu thập, thẩm tra, xác minh các thông tin liên quan đến đối tượng và hành vi vi phạm theo quy định của Pháp lệnh QLTT. Nếu có đủ căn cứ xác định sản phẩm lưu thông trên thị trường là hàng giả, kém chất lượng, mới được phép kiểm tra, lý theo đúng quy định pháp luật.

Nhưng để xác định được hành vi giả về chất lượng, QLTT cần tiến hành lấy mẫu sản phẩm, tổ chức kiểm nghiệm, kiểm định thành phần để có kết luận khoa học. Còn với hành vi giả mạo nhãn hiệu, cần xin ý kiến tham vấn từ cơ quan chuyên môn về sở hữu trí tuệ hoặc chủ sở hữu nhãn hiệu để xác định yếu tố vi phạm. Bên cạnh đó theo quy định cho phép doanh nghiệp tự công bố sản phẩm khiến lượng sản phẩm trở nên đa dạng, khó kiểm soát. Theo quy định, lực lượng QLTT chỉ được phép tiến hành hậu kiểm sau khi sản phẩm đã lưu thông trên thị trường nên việc kiểm soát chỉ giải quyết được phần ngọn, chưa thể triệt để xử lý từ gốc.

Như vậy, để ngăn chặn tình trạng hàng giả, kém chất lượng đòi hỏi công tác tiền kiểm đối với hàng hóa trước khi đưa ra thị trường cần được quy định chặt chẽ hơn và được phân công cho một cơ quan chịu trách nhiệm thống nhất. Sau khi sản phẩm đã lưu thông, cơ quan hậu kiểm phải có thẩm quyền và công cụ phù hợp để giám sát, xử lý vi phạm hiệu quả.

Chặn hàng giả trên sàn thương mại điện tử

Chặn hàng giả trên sàn thương mại điện tử

Hàng giả - hàng nhái ở Hà Nội: Khó xử lý dứt điểm nếu không thường xuyên kiểm tra

Hàng giả - hàng nhái ở Hà Nội: Khó xử lý dứt điểm nếu không thường xuyên kiểm tra

Hàng giả, hàng nhái tràn lan ở Hà Nội: ai chịu trách nhiệm?

Hàng giả, hàng nhái tràn lan ở Hà Nội: ai chịu trách nhiệm?

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giá vàng hôm nay 3/7: tăng mạnh sau báo cáo việc làm

Giá vàng hôm nay 3/7: tăng mạnh sau báo cáo việc làm

03 Jul, 06:33 AM

Kinhtedothi - Giá vàng hôm nay 3/7, thị trường thế giới tiếp tục tăng mạnh so với phiên trước đó, sau khi Mỹ công bố báo cáo việc làm lĩnh vực tư nhân kém tích cực. Thị trường trong nước, giá vàng miếng SJC và nhẫn cùng có phiên đi ngang giá.

Hà Nội thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp

Hà Nội thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp

03 Jul, 06:31 AM

Kinhtedothi - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa ký ban hành Quyết định số 3359/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Hà Nội trực thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội.

Huy động toàn lực khắc phục sự cố nghiêm trọng trên tuyến đê sông Cầu tại Bắc Ninh

Huy động toàn lực khắc phục sự cố nghiêm trọng trên tuyến đê sông Cầu tại Bắc Ninh

03 Jul, 06:29 AM

Kinhtedothi - Do ảnh hưởng của mưa lớn diện rộng kéo dài, mực nước sông Cầu tại Phúc Lộc Phương đạt 6,0m (báo động I), tại Lương Phúc là 6,25m (trên báo động I là 0,25m). Mưa lớn kết hợp lũ lên đã gây ra sự cố nhỏ và hiện tượng đùn sủi, sạt lở đất tại nhiều đoạn đê, đặc biệt là trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh kích cầu du lịch Hè 2025 

TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh kích cầu du lịch Hè 2025 

02 Jul, 04:01 PM

Kinhtedothi - Đầu tháng 7/2025, ngành du lịch TP Hồ Chí Minh triển khai nhiều sản phẩm, chương trình kích cầu đa dạng nhằm củng cố vị thế trung tâm du lịch – văn hóa năng động của cả nước. Hai hoạt động tiêu biểu, thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách, là chuỗi tour ẩm thực hè “Find your flavor” và chương trình nghệ thuật công nghệ “Tinh hoa tỏa sáng”.

Truy xuất nguồn gốc hàng hoá để bảo vệ người tiêu dùng

Truy xuất nguồn gốc hàng hoá để bảo vệ người tiêu dùng

02 Jul, 03:55 PM

Kinhtedothi - Tăng cường ứng dụng công nghệ trong truy xuất nguồn gốc không chỉ là xu thế tất yếu giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao tính cạnh tranh cho doanh nghiệp (DN) mà còn minh bạch hóa thị trường và bảo vệ người tiêu dùng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ