Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội (3/3/1949 - 3/3/2024):

Linh hoạt, đổi mới hoạt động tuyên giáo phù hợp với sự phát triển Thủ đô

Kinhtedothi - Trải qua 75 năm xây dựng và trưởng thành (3/3/1949 - 3/3/2024) trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song với chức năng của mình, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội luôn linh hoạt, đổi mới trong thực hiện các nhiệm vụ để hoàn thành tốt mọi công việc được giao.

Qua đó, đưa công tác tư tưởng, tuyên giáo giữ vị trí quan trọng trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ của TP Hà Nội.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong và Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản trao Chứng nhận cho các tác giả đoạt giải trong Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ ba năm 2023 trên địa bàn TP Hà Nội.

Tích cực đổi mới trong các hoạt động tuyên giáo

Để giữ ổn định tình hình, tư tưởng, nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân và đảm bảo môi trường an toàn cho các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội của TP phát huy hiệu quả, trong suốt 75 năm qua, ngành Tuyên giáo Thủ đô đã tích cực đổi mới phương thức tuyên truyền, tham mưu, phối hợp. Đồng thời, tăng cường chuyển đổi số trong hoạt động tuyên giáo và từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Toàn ngành đã tổ chức nhiều đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Trong đó phải kể đến là Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ ba năm 2023 trên địa bàn TP. Ngay sau khi tổ chức lễ phát động, nhiều đơn vị, địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức phát động cuộc thi bài bản, khoa học, triển khai công tác tập huấn về cuộc thi từ đó tạo được sức lan tỏa sâu rộng.

Việc tổ chức Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 3 là việc làm cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt trong giai đoạn hiện nay đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên, Nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung. Thành công của Cuộc thi không chỉ dừng lại ở số lượng bài dự thi tăng, chất lượng cuộc thi được nâng cao mà còn góp phần nâng cao nhận thức của mỗi cán bộ, đảng viên cũng như các tầng lớp Nhân dân đối với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Song song với củng cố nền tảng tư tưởng của Đảng, Ngành Tuyên giáo Thủ đô đã tăng cường nắm bắt dư luận xã hội cũng như tổng hợp, phản ánh tình hình dư luận, tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân về những nội dung trọng tâm liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, triển khai thực hiện các dự án trọng điểm, các chính sách lớn của TP...

Gần đây nhất là vấn đề thực hiện GPMB Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Theo đó, Ban Tuyên giáo các quận, huyện, thị ủy đã làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các ban, ngành liên quan của địa phương tổ chức hoạt động thông tin, tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong triển khai dự án. Nhất là sự ủng hộ của các tập thể, cá nhân sử dụng đất nơi dự án đi qua khi tiến hành thu hồi đất, giải phóng mặt bằng phục vụ triển khai dự án.

Xác định công tác giải phóng mặt bằng phục vụ dự án là công việc khó khăn do khối lượng giải phóng mặt bằng rất lớn và thường nảy sinh những vấn đề xã hội phức tạp, Ban Tuyên giáo Thành ủy đã tổ chức Hội nghị giao ban, làm việc với Thường trực các quận, huyện, thị ủy có dự án đi qua địa bàn. Theo đó, Ban Tuyên giáo Thành ủy chỉ đạo Ban Tuyên giáo các quận, huyện, thị ủy thường xuyên nắm tình hình, kịp thời báo cáo về tư tưởng, tâm trạng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân.

Nhất là với người dân có đất bị thu hồi, giải phóng mặt bằng để tham mưu, đề xuất phương án giải quyết các vấn đề liên quan công tác chính trị - tư tưởng; xử lý, giải quyết “điểm nóng”, các vấn đề phức tạp phát sinh trên địa bàn trong quá trình triển khai dự án. Nhờ đó, tư tưởng Nhân dân ổn định, không có tình huống phức tạp gây nóng dư luận xã hội.

Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức Hội nghị giao ban, làm việc với Thường trực các quận, huyện ủy có Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đi qua.

Tăng cường chuyển đổi số trong các hoạt động

Với phương châm “Công tác tuyên giáo đi trước mở đường - đi cùng thực hiện - đi sau tổng kết”, những năm qua dù khối lượng công việc rất lớn, nhiều việc mới, nhiều việc khó xuất phát từ chỉ đạo của Trung ương và yêu cầu thực tế của TP, song ngành Tuyên giáo Thủ đô đã có nhiều đổi mới, sáng tạo và hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Theo đó, hệ thống tuyên giáo Thủ đô đã đổi mới phương thức, tăng cường chuyển đổi số trong tham mưu, tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp. Điển hình như tham mưu cấp ủy chỉ đạo học tập, quán triệt nghị quyết và triển khai công tác thông tin tuyên truyền bằng các hình thức đa dạng như: Kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến khi xây dựng đề cương tuyên truyền phát trên hệ thống truyền thanh của địa phương; số hóa Bản tin nội bộ và tài liệu tại hội nghị (quét mã QR); xây dựng bản tin điện tử và trang bị Tủ sách Chi bộ điện tử.

Ngành Tuyên giáo Thủ đô cũng có nhiều đổi mới trong tham mưu cấp ủy chỉ đạo, định hướng, quản lý hoạt động báo chí, xuất bản bảo đảm đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nhờ đó đã phát huy vai trò của báo chí, xuất bản trong công tác thông tin, tuyên truyền. Trong đó, tham mưu triển khai 2 giải báo chí của TP và triển khai sơ tuyển các tác phẩm tham dự Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng đảm bảo chất lượng, tiến độ.

Phát huy những kết quả đã đạt được, thời gian tới, hệ thống Tuyên giáo TP sẽ tiếp tục đẩy mạnh và làm tốt công tác quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, TP. Đồng thời, thường xuyên tiến hành đôn đốc, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện để góp phần đưa các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, những định hướng của TP thực sự đi vào cuộc sống.

Bê cạnh đó, tham mưu tổ chức tốt công tác thông tin, tuyên truyền kết quả công tác xây dựng Đảng bộ, chính quyền và hệ thống chính trị của TP gắn với đẩy mạnh tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc theo tinh thần Chỉ thị số 24-CT/TU về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị TP Hà Nội”; Chỉ thị số 30-CT/TU về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.

Chú trọng công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội, thường xuyên bám sát tình hình, kịp thời tham mưu, đề xuất các giải pháp và tham gia giải quyết khi có tình huống phát sinh… góp phần mang lại hiệu quả trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ của TP.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bắc Ninh: ổn định tổ chức, vận hành hiệu quả chính quyền mới tại hai xã Xuân Cẩm và Hoàng Vân

Bắc Ninh: ổn định tổ chức, vận hành hiệu quả chính quyền mới tại hai xã Xuân Cẩm và Hoàng Vân

08 Jul, 04:08 PM

Kinhtedothi-Theo thông tin từ UBND tỉnh Bắc Ninh, hai xã Hoàng Vân và Xuân Cẩm sau khi được thành lập theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã chính thức đi vào vận hành bộ máy chính quyền mới. Công tác ổn định tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ và triển khai nhiệm vụ được tiến hành kịp thời, đồng bộ, đúng quy định, đảm bảo hoạt động hiệu quả ngay từ những ngày đầu.

Sớm hoàn thiện căn cứ để xác định mức thu học phí trường chất lượng cao tại Hà Nội

Sớm hoàn thiện căn cứ để xác định mức thu học phí trường chất lượng cao tại Hà Nội

07 Jul, 01:40 PM

Kinhtedothi - Đoàn giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP Hà Nội đề nghị các trường thực hiện theo mô hình giáo dục chất lượng cao (CLC) khẩn trương xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật làm cơ sở xác định, trình phê duyệt mức thu học phí năm học 2025 - 2026 và các năm học tiếp theo bảo đảm theo quy định.

Thúc đẩy chủ động, năng động và sáng tạo

Thúc đẩy chủ động, năng động và sáng tạo

07 Jul, 04:48 AM

Kinhtedothi - Thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp càng đòi hỏi cán bộ gần dân, sát dân hơn, bởi đây là yêu cầu tất yếu, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ người dân tốt hơn. Việc tiếp tục thúc đẩy học và làm theo từ tưởng của Bác là nền tảng hành động để thúc đẩy sự chủ động, năng động và sáng tạo, giúp chính quyền địa phương giải quyết các vấn đề của người dân một cách nhanh chóng và kịp thời.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ