Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Linh thiêng lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Phú Thọ

Ngọc Tú
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đền Hùng đã trở thành Trung tâm thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lớn nhất và lâu đời nhất.

Từ ngàn đời nay, giỗ Tổ Hùng Vương đã được xem là ngày lễ trọng của cả dân tộc và trở thành tình cảm thiêng liêng, in sâu trong tâm khảm của mỗi người Việt Nam.

Đây còn là biểu tượng của giá trị văn hóa tinh thần vô cùng độc đáo và sâu sắc, thể hiện tinh thần đại đoàn kết, đạo lý truyền thống tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn,” nhớ về tổ tiên, về các Vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Và Đền Hùng đã trở thành Trung tâm thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lớn nhất và lâu đời nhất.

Sáng 10/4 tức (10/3 Âm lịch), từ 6 giờ sáng, hơn 1.000 người gồm lực lượng công an, quân đội và đoàn viên thanh niên được huy động để bảo vệ an ninh trật tự cho lễ dâng hương. Hàng nghìn người dân cũng đã có mặt từ sớm để chờ dâng hương tưởng nhớ Vua Hùng.

Đúng 7 giờ, đoàn đại biểu hành lễ từ đền tại chân núi Nghĩa Lĩnh đến Nghi môn, đền Hạ, đền Trung lên đến đền Thượng.

Đi đầu là đoàn Tiêu binh rước Quốc kỳ, cờ hành lễ và vòng hoa mang dòng chữ “Đời đời nhớ ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước”. Theo sau là 14 thiếu nữ trong trang phục áo dài đỏ cùng 100 chàng trai là những thanh niên ưu tú, tượng trưng cho 100 người con được sinh ra từ bọc trăm trứng của Mẹ Âu Cơ và đoàn rước kiệu. Tiếp đó là đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các bộ, ban ngành Trung ương, địa phương và hàng vạn người dân.

Từ chân núi rẽ qua cổng đền, Chủ tịch nước và các vị đại biểu đi lên 225 bậc thang là đến đền Hạ và chùa Thiên Quang. Trước cửa đền Hạ có cây thiên tuế, bên cạnh là nhà bia có kiến trúc hình lục giác với 6 mái.

Từ đền Hạ leo thêm 168 bậc đá, đoàn tới đền Trung. Tương truyền, nơi đây để các Vua Hùng ngắm cảnh và bàn việc với các lạc hầu, lạc tướng. Hoàng tử Lang Liêu đã dâng bánh chưng, bánh giầy lên cho vua cha nhân dịp tết cổ truyền cũng ở đây.

Từ đền Trung đi tiếp 102 bậc đá sẽ đến đền Thượng. Nơi các Vua Hùng làm lễ tế Trời đất, thần Núi và thần Lúa. Thục Phán sau khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi, dựng cột đá thề ở đền Thượng để thề trông nom ngôi đền và giữ gìn cơ nghiệp Vua Hùng.

Tại điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, UBND tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào cả nước tổ chức trọng thể lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng.

Linh thiêng lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Phú Thọ - Ảnh 1

Đi đầu là đoàn Tiêu binh rước Quốc kỳ, cờ hành lễ và vòng hoa mang dòng chữ “Đời đời nhớ ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước”. 
Theo sau là 14 thiếu nữ trong trang phục áo dài đỏ cùng 100 chàng trai là những thanh niên ưu tú, tượng trưng cho 100 người con được sinh ra từ bọc trăm trứng của Mẹ Âu Cơ và đoàn rước kiệu. 
Theo sau là 14 thiếu nữ trong trang phục áo dài đỏ cùng 100 chàng trai là những thanh niên ưu tú, tượng trưng cho 100 người con được sinh ra từ bọc trăm trứng của Mẹ Âu Cơ và đoàn rước kiệu. 
Linh thiêng lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Phú Thọ - Ảnh 2
100 thanh niên tượng trưng cho con Lạc, cháu Hồng trong trang phục cổ, tay giương cao cờ hội, thể hiện sức sống mãnh liệt của dòng giống Tiên Rồng.
100 thanh niên tượng trưng cho con Lạc, cháu Hồng trong trang phục cổ, tay giương cao cờ hội, thể hiện sức sống mãnh liệt của dòng giống Tiên Rồng.
Linh thiêng lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Phú Thọ - Ảnh 3
Linh thiêng lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Phú Thọ - Ảnh 4
Linh thiêng lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Phú Thọ - Ảnh 5
Linh thiêng lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Phú Thọ - Ảnh 6
Linh thiêng lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Phú Thọ - Ảnh 7
Linh thiêng lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Phú Thọ - Ảnh 8
Đoàn rước kiệu dâng lễ vật hương, hoa, bánh chưng, bánh giầy gắn liền với những truyền thuyết về hoàng tử Lang Liêu và quan niệm Trời tròn-Đất vuông của cha ông ta.
Đoàn rước kiệu dâng lễ vật hương, hoa, bánh chưng, bánh giầy gắn liền với những truyền thuyết về hoàng tử Lang Liêu và quan niệm Trời tròn-Đất vuông của cha ông ta.