Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Lộ trình điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ảnh minh họa.

Đó là một trong những nội dung cụ thể khi thực hiện tái cơ cấu ngành Điện theo Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tại Quyết định số 2146/QĐ-TTg ngày 1/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

 
Ảnh minh họa.
Kinhtedothi - Ảnh minh họa.
Theo đó, mục tiêu tổng quát của Đề án là tái cơ cấu ngành Công Thương nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của ngành. Nghiên cứu đổi mới mô hình, tổ chức hoạt động của ngành, xây dựng mô hình quản lý nhà nước về năng lượng hợp lý đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong ngành Năng lượng, mục tiêu cụ thể là phát triển nguồn năng lượng hợp lý, theo cơ chế thị trường, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Giảm điện năng dùng để truyền tải và phân phối điện tới năm 2015 khoảng 8%, năm 2020 xuống dưới 8%. Hệ số đàn hồi năng lượng/GDP năm 2015 đạt 1,5; năm 2020 đạt 1,0 và đến năm 2030 đạt dưới 1,0.

Để đạt được mục tiêu trên, Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương còn đề ra các nội dung tái cơ cấu trong lĩnh vực công nghiệp, năng lượng, thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế

Cụ thể, đối với lĩnh vực năng lượng, tìm kiếm, đa dạng hóa trong huy động nguồn vốn đầu tư cho phát triển ngành năng lượng. Phân bổ nguồn vốn đầu tư hợp lý, đầu tư trong và ngoài nước đảm bảo hiệu quả kinhh tế và an ninh năng lượng quốc gia.

Xây dựng Đề án thành lập cơ quan quản lý nhà nước về năng lượng. Cơ cấu lại mô hình hoạt động của các tổng công ty phát điện, Trung tâm điều độ Hệ thống điện Quốc gia, các tổng công ty điện lực, Công ty Mua bán điện trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Thực hiện các chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, phấn đầu hệ số đàn hồi năng lượng tiệm cận với các nước tiên tiến trong khu vực.

Trong ngành Điện, hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện tại Việt Nam theo quy định tại Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg ngày 8/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ đồng bộ với việc hình thành thị trường năng lượng sơ cấp (than, dầu, khí...) tại Việt Nam.

Thực hiện tái cơ cấu ngành Điện nhằm đáp ứng các điều kiện hình thành các cấp đô thị trường điện lực.

Kiên trì thực hiện lộ trình điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường theo quy định tại Quyết định số 69/QĐ-TTg ngày 19/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.

Quyết định số 2146/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/12/2014.