Loay hoay tìm mô hình chuẩn

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đến nay, Việt Nam đã có 7 Di sản văn hóa và thiên nhiên được thế giới vinh danh. Thế nhưng, mô hình quản lý các di sản này vẫn theo kiểu mỗi tỉnh một phách, các quy định, quy chế quản lý chưa hoàn thiện, ảnh hưởng đến quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di sản...

 Những bất cập này đã được bàn thảo tại hội nghị "Quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam" ngày 23/5.

Kế hoạch quản lý thiếu thống nhất

Thời gian gần đây, UNESCO khuyến nghị tất cả các Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới cần phải được xây dựng kế hoạch quản lý di sản, để đưa ra định hướng, phối hợp hành động của các cơ quan, ban ngành. Thế nhưng, sau khi điểm lại hệ thống văn bản quản lý bảo tồn và phát huy giá trị di tích, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa Nguyễn Thế Hùng phải thừa nhận: "Quy định, quy chế quản lý, bảo tồn, phát huy Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở nước ta còn thiếu và chưa đồng bộ. Cơ chế chính sách, quản lý di sản chưa thực sự hoàn thiện. Hàng năm, chưa được nghiên cứu kịp thời để điều chỉnh những phát sinh". Một số Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới như quần thể di tích cố đô Huế, phố cổ Hội An, khu di tích Chăm - Mỹ Sơn chưa xây dựng được kế hoạch quản lý tổng hợp. Bên cạnh đó, di tích Thành nhà Hồ, Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng chưa có quy hoạch tổng thể bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di sản.
Các Di sản thiên nhiên thế giới ở Việt Nam: Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Các Di sản thiên nhiên thế giới ở Việt Nam: Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Không chỉ vậy, theo đại diện Cục Di sản Văn hóa, bộ máy quản lý các Di sản thế giới ở Việt Nam hiện nay thiếu đồng bộ; việc phân công, phân cấp, giao trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị quản lý ở địa phương còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tầm vóc quản lý di sản thế giới. Cụ thể, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, Ban Quản lý di tích Vịnh Hạ Long là đơn vị cấp sở, trực thuộc sự quản lý của UBND cấp tỉnh. Trong khi đó, Trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ lại là một đơn vị trực thuộc Sở VHTT&DL Thanh Hóa; Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An và Ban Quản lý di tích và du lịch Mỹ Sơn lại là các cơ quan chức năng trực thuộc huyện và TP của tỉnh…

Không thể xây dựng một mô hình cứng nhắc

Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế và Ban Quản lý bảo tồn di tích Hạ Long nổi lên như một điểm sáng về mô hình quản lý Di sản thế giới với các thành tựu như góp phần xây dựng Huế trở thành TP du lịch di sản, là di sản đầu tiên của Việt Nam xây dựng được Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Và nói như ông Phan Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm di tích cố đô Huế: "Chúng tôi đang hướng mô hình quản lý của
Các Di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam: Di tích Thành nhà Hồ, Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, Phố cổ Hội An, di tích Chăm - Mỹ Sơn, quần thể di tích cố đô Huế.
Viện Bảo tồn di sản đa năng. Ở đó, sẽ có trung tâm đào tạo về di sản, vừa nghiên cứu công nghệ bảo tồn di sản vừa áp dụng vào thực tế". Bà Phạm Thùy Dương - Trưởng Ban Quản lý Vịnh Hạ Long hồ hởi nói về doanh thu "trong mơ" của nhiều Di sản thiên nhiên thế giới tại Việt Nam hiện nay. Nếu như năm 2000, doanh thu của Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đạt 2 tỷ đồng, thì đến năm 2013, con số đã được nâng lên 280 tỷ đồng, và dự kiến năm 2014, con số này sẽ đạt 450 tỷ đồng... Trong khi đó, các đơn vị quản lý di tích Thành nhà Hồ, di sản Mỹ Sơn... luôn vướng phải sai sót như bê tông hóa di tích Mỹ Sơn, Thành nhà Hồ thì thiếu quy chế quản lý...

Phân tích nguyên nhân của tình trạng trên, ông Nguyễn Viết Cường - Phó phòng Quản lý di sản, Cục Di sản văn hóa cho rằng: "Ban Quản lý di tích văn hóa thiên nhiên thế giới cần phải trực thuộc UBND TP hoặc tỉnh. Nếu trực thuộc huyện hoặc Sở VHTT&DL sẽ gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết những sai phạm hoặc xây dựng kế hoạch bảo tồn". Ở một góc độ khác, PGS.TS Đặng Văn Bài - thành viên đại diện Ủy ban UNESCO tại Việt Nam bày tỏ: "Hiệu quả hoạt động thực tiễn của các ban quản lý này mới thực sự là điều quan trọng. Mô hình ban quản lý phải được xây dựng dựa trên điều kiện thực tế của địa phương". Không ủng hộ việc xây dựng mô hình quản lý chung cho cả 7 Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, ông Bài cho rằng: "Mỗi địa phương có những điều kiện cụ thể riêng nên mô hình ban quản lý di sản cũng sẽ có những điểm khác nhau. Ví dụ, Hội An là di sản đô thị sinh thái, Huế là di sản kiến trúc đô thị. Vì vậy, chúng ta không thể cứng nhắc trong việc tìm ra một mô hình ban quản lý chung rồi áp dụng máy móc cho tất cả các địa phương".

Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Đặng Thị Bích Liên thừa nhận sự cấp thiết trong việc xây dựng mô hình quản lý cho Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới tại Việt Nam. Thế nhưng mô hình nào là phù hợp sẽ còn phải tiếp tục bàn thảo để phù hợp với thực tế, để có thể giải quyết tận gốc những vướng mắc trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị tại các Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới hiện nay.