Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Lợi bất cập hại nếu chọn từng loại thuốc lá thế hệ mới để quản lý

Mạnh Dũng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi- Bộ Công Thương dự kiến trình Chính phủ xem xét các phương án để quản lý thuốc lá thế hệ mới. Theo các chuyên gia, nếu chỉ cho phép lưu thông từng loại thuốc lá thế hệ mới, sẽ có nhiều bất cập dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường.

Từ những bất cập đến hệ lụy khó kiểm soát

Theo các số liệu công bố, thuốc lá điện tử đang chiếm 90% thuốc lá thế hệ mới nhập lậu vì nhu cầu của người tiêu dùng, trong khi thuốc lá làm nóng chỉ chiếm khoảng 10%. Một khảo sát điều tra tình hình sử dụng thuốc lá tại 34 tỉnh, thành vào năm 2020 của Viện Chiến lược và chính sách y tế (Bộ Y tế) cho thấy, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử đã tăng tới 18 lần. Trong khi đó, lực lượng chức năng vất vả theo dõi mới bắt giữ được các lô hàng bất hợp pháp này.Tuy nhiên, vì thiếu cơ sở pháp lý nên chỉ có thể xử lý đây là loại hàng hóa do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, do đó không đủ sức răn đe người vi phạm khiến cho tình hình ngày càng diễn biến phức tạp.

Tại Tọa đàm "Khung khổ pháp lý để quản lý thuốc lá thế hệ mới" do VCCI tổ chức mới đây, các chuyên gia cho rằng, thuốc lá điện tử hệ thống đóng có chứa nicotin và thuốc lá làm nóng cần được cho phép lưu hành cùng lúc, tạo sự đồng bộ trong quản lý để kiểm soát và giải quyết những vấn nạn đang tồn tại.
Tại Tọa đàm "Khung khổ pháp lý để quản lý thuốc lá thế hệ mới" do VCCI tổ chức mới đây, các chuyên gia cho rằng, thuốc lá điện tử hệ thống đóng có chứa nicotin và thuốc lá làm nóng cần được cho phép lưu hành cùng lúc, tạo sự đồng bộ trong quản lý để kiểm soát và giải quyết những vấn nạn đang tồn tại.
 

Bộ Công Thương đang xem xét các phương án để quản lý đối với thuốc lá thế hệ mới, bao gồm hai loại phổ biến nhất trên thị trường hiện nay là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Cũng theo Bộ Công Thương, một mặt Bộ sẽ đề ra chính sách quản lý theo hướng tiệm cận nhất với đề xuất cấm thuốc lá thế hệ mới của Bộ Y tế, mặt khác Bộ sẽ đưa thuốc lá thế hệ mới vào đối tượng điều chỉnh của Nghị định thay thế Nghị định số 67/2013/NĐ- CP về kinh doanh thuốc lá để có hình thức quản lý phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Ngay qúy 4/2023, Bộ sẽ trình Chính phủ ban hành Nghị định nêu trên.

Chưa rõ phương án cuối cùng được thông qua là gì nhưng nếu chỉ mở cửa cho thuốc lá làm nóng, theo các chuyên gia, sẽ có nhiều bất cập và hệ lụy.

Như vậy, nếu đưa thuốc lá làm nóng - một sản phẩm với tỷ lệ sử dụng ít hơn vào phạm vi ưu tiên điều chỉnh trước của Nghị định thay thế Nghị định 67 và để thuốc lá điện tử trong tình trạng điều chỉnh sau, đồng nghĩa với “cấm”, thì sẽ tạo cơ hội cho các đường dây buôn lậu tiếp tục hoành hành, Nhà nước tiếp tục thất thu ngân sách.

Chiếu theo khoản 1, Điều 2, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 và Điều 2.3 của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá thì thuốc lá thế hệ mới dù là thuốc lá làm nóng hay thuốc lá điện tử có chứa nicotin đều là sản phẩm thuốc lá thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá nên được đưa vào phạm vi điều chỉnh của Nghị định thay thế Nghị định 67/2013/NĐ-CP về kinh doanh thuốc lá. Vì thế, nếu chỉ mở cửa cho thuốc lá làm nóng được kinh doanh trước theo Nghị định thay thế trong khi lại cấm thuốc lá điện tử sẽ tạo sự phân biệt đối xử trong chính sách quản lý.

Tuy không trong danh mục hàng hóa bị cấm kinh doanh theo các quy định hiện hành nhưng thực tế thuốc lá thế hệ mới tại Việt Nam đang là “cấm”. Do đó, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hiện đang lưu thông trên thị trường đều là sản phẩm bất hợp pháp, tạo ra nhiều hệ lụy. Trước hết, sức khỏe người tiêu dùng gặp nhiều rủi ro vì các sản phẩm bất hợp pháp không hề tuân theo bất kỳ tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm nào.

Đặc biệt, thuốc lá điện tử hệ thống mở nhập lậu có thể cho phép người dùng điều chỉnh dung dịch điện tử, pha trộn với các chất khác hoặc sử dụng trái với mục đích ban đầu của nhà sản xuất dẫn đến tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe người dùng.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng đã, đang và sẽ tiếp tục tìm đến thuốc lá điện tử như một giải pháp thay thế cho thuốc lá truyền thống bởi đây đang là xu hướng phổ biến ở rất nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Nếu Việt Nam cấm đối với thuốc lá điện tử, người tiêu dùng sẽ không được tiếp cận với các sản phẩm thuốc lá điện tử hợp pháp, đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật, từ đó đẩy người tiêu dùng đến với các sản phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, kém chất lượng và gây rủi ro cho sức khỏe người dùng trong khi nhu cầu thì càng ngày tăng cao.

Chính sách phù hợp là quản lý cả thuốc lá điện tử hệ thống đóng và thuốc lá làm nóng

Tại buổi tọa đàm “Khung khổ pháp lý để quản lý thuốc lá thế hệ mới” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức vào tháng 8/2023, Vụ trưởng Vụ Chính sách - Pháp chế, Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương Kiều Dương, nhấn mạnh: “Các cơ quan chức năng cần ban hành một khung pháp lý đồng bộ, đồng thời và giải quyết dứt điểm những bất cập hiện nay cho cả thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng để góp phần đẩy lùi tình trạng nhập lậu như hiện nay, tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho cơ quan quản lý thị trường như chúng tôi”.

Các chuyên gia cũng cho rằng, thuốc lá điện tử hệ thống đóng có chứa nicotin và thuốc lá làm nóng đều có đặc tính kỹ thuật tương đồng nhau, đều nằm trong cùng phân nhóm sản phẩm thuốc lá không có quá trình đốt cháy, cả hai đều có sử dụng hương liệu, đều phù hợp với định nghĩa của sản phẩm thuốc lá theo Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá 2012, nên cần được cho phép lưu hành cùng lúc, tạo sự đồng bộ trong quản lý, giúp Chính phủ đánh giá được tác động kinh tế - xã hội để xây dựng các chính sách phù hợp nhất và áp dụng lâu dài, tránh sự phân biệt đối xử ngay từ giai đoạn thiết kế chính sách.

Nhiều sản phẩm thuốc lá điện tử và phụ kiện không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.
Nhiều sản phẩm thuốc lá điện tử và phụ kiện không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.

Từ những phân tích trên cho thấy, việc chỉ cho phép lưu thông trước thuốc lá làm nóng, nếu có, sẽ làm khung chính sách thiếu toàn diện, gây bất bình đẳng trong chính sách quản lý, không giải quyết được vấn đề thực trạng thị trường thuốc lá thế hệ mới hiện nay, làm cho mặt trận chống thuốc lá lậu diễn biến phức tạp do thiếu vắng thuốc lá điện tử hợp pháp, trong khi nhu cầu của người tiêu dùng tại Việt Nam đối với thuốc lá điện tử đang cao hơn nhiều so với thuốc lá làm nóng.

Thuốc lá điện tử gồm hai loại: hệ thống đóng và hệ thống mở. Thuốc lá điện tử hệ thống đóng có chứa nicotin, được sản xuất theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt phù hợp quy chuẩn hoặc tiêu chuẩn quốc gia, với đầu chứa dung dịch được đóng kín. Người bán lẻ, hay người dùng không thể thêm bớt, hay điều chỉnh được dung dịch. Điều này khác với thuốc lá điện tử có thiết kế mở (thuốc lá điện tử hệ thống mở) mà trong đó, các chất khác có thể được thêm vào bởi chính người tiêu dùng, các nhà phân phối tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe người tiêu dùng. Đây cũng là loại đang được nhập lậu nhiều vào Việt Nam và cần có sự kiểm soát chặt chẽ từ các lực lượng chức năng.

Do đó, theo các nhà phân tích, nếu quản lý, nên cho phép lưu thông đồng thời thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử hệ thống đóng có chứa nicotin để người dùng có thể được tiếp cận với các sản phẩm được kiểm soát nghiêm ngặt hơn trong việc đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn, giảm thiểu các rủi ro cho sức khỏe.