Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Lỗi của Fed?

Hương Thảo
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tình trạng hỗn loạn ngân hàng ở Mỹ được tin là đã làm phức tạp thêm bài toán chống lạm phát và giữ cho nền kinh tế tránh khỏi suy thoái của Cục Dự trữ Liên bang (Fed), sau động thái tăng lãi suất mới nhất của Fed và phản ứng của thị trường theo sau đó.

 

Thị trường sụt giảm không vì lãi suất tăng

Sau cuộc họp chính sách hôm 22/3, Fed thông báo quyết định tăng 25 điểm cơ bản đối với lãi suất tiêu chuẩn - lần thứ 9 kể từ đầu năm ngoái - đưa lãi suất của Fed hiện lên trên 4,75%.

Chủ tịch Fed Jerome Powell trả lời báo giới sau cuộc họp chính sách ngày 22/3. Ảnh: EPA
Chủ tịch Fed Jerome Powell trả lời báo giới sau cuộc họp chính sách ngày 22/3. Ảnh: EPA

Động thái này đã được nhiều chuyên gia dự báo, bất chấp cuộc khủng hoảng ngân hàng trong 2 tuần qua ở Mỹ vốn được cho là do lãi suất tăng. Lãi suất tiêu chuẩn của ngân hàng trung ương cao hơn đã gây ra sự chênh lệch giữa lãi cho vay và tiền gửi tại một số ngân hàng nhỏ hơn.

Bình luận về quyết định của Fed, Stephen Innes - đối tác quản lý tại SPI Asset Management - nói: "Fed đã ở thế không được phép lùi. Nếu tạm dừng (tăng lãi suất), thị trường sẽ ngờ rằng (các quan chức Fed) đang biết điều gì mà họ không biết, và nó có thể gây ra một kết quả tồi tệ hơn".

Theo lộ trình được dự báo, Fed sẽ tăng lãi suất thêm ít nhất là một lần nữa trong năm 2023.

Nhưng những bình luận của Chủ tịch Fed Jerome Powell hôm 22/3 lại nhấn mạnh rằng khả năng lãi suất có tăng thêm hay không - và nếu có thì tăng bao nhiêu - đã trở nên không chắc chắn hơn bởi tình trạng hỗn loạn của ngân hàng, vốn có thể thắt chặt hoạt động cho vay ở Mỹ và làm chậm nền kinh tế của nước này.

"Khi đánh giá nhu cầu tăng lãi suất tiếp theo, chúng tôi sẽ tập trung vào dữ liệu sắp tới và triển vọng phát triển, đặc biệt là đánh giá của chúng tôi về tác động thực tế và dự kiến ​​của việc thắt chặt tín dụng" - ông Powell nói trong buổi họp báo sau cuộc họp chính sách tháng 3.

Đáng chú ý, chứng khoán Mỹ ban đầu đã tăng vọt sau dự kiến ​​tăng lãi suất của Fed, nhưng rồi trượt dốc khi các nhà đầu tư nghiền ngẫm phát biểu của ông Powell, và đặc biệt là tuyên bố của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen rằng Chính phủ không xem xét kế hoạch cung cấp "bảo hiểm toàn diện" cho tiền gửi ngân hàng như báo cáo gần đây.

Trả lời trước một ủy ban của Thượng viện ngày 22/3, Tiến sĩ Yellen cho biết cơ quan của bà không xem xét mở rộng bảo lãnh của Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) đối với tất cả các khoản tiền gửi ngân hàng, nhấn mạnh rằng đây "chưa phải là thời điểm thích hợp" để xem xét lại mức giới hạn 250.000 USD tiền gửi cá nhân được bảo hiểm theo chương trình hiện hành của FDIC.

Cổ phiếu ngân hàng lao dốc sau phát biểu này của Bộ trưởng Tài chính Mỹ, với chỉ số KBW Nasdaq của các ngân hàng thương mại và quỹ ETF ngân hàng khu vực SPDR S&P lần lượt trượt gần 5% và 6%.

Chỉ số Dow Jones đóng cửa giảm 1,63% vào thứ Tư, trong khi chỉ số S&P 500 rộng hơn giảm 1,65% và Nasdaq nặng về công nghệ giảm 1,6%.

Các thị trường châu Á cũng không mấy khả quan khi mở cửa vào thứ Năm sau tin tức đêm từ Mỹ.

Chỉ số Straits Times đã phải vật lộn để duy trì trên mức quan trọng 3.200 điểm, mất 20 điểm ngay sau khi thị trường Singapore mở cửa giao dịch. ASX200 của Australia giảm khoảng 0,7%, trong khi Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,6%.

Trở lại với bình luận của Chủ tịch Fed hôm 22/3, ông Powell tiết lộ rằng bản thân đã xem xét khả năng tạm dừng tăng lãi suất trong những ngày gần đây, nhưng nói thêm rằng thị trường lao động "nóng" và giá cả tăng chậm hơn nhưng vẫn ở mức cao, cho thấy Fed vẫn còn nhiều việc phải làm để đưa mức lạm phát trở lại mức bình thường - 2% như thời điểm trước đại dịch.

Thilan Wickramesinghe - người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại Maybank Securities Singapore - thì nhận định: "Việc Fed tiếp tục tăng lãi suất cho thấy nhiệm vụ xử lý lạm phát khó khăn vẫn là ưu tiên hàng đầu của họ, đồng thời đặt cược rằng áp lực của ngành ngân hàng sẽ không có tác động lây lan rộng hơn".

Chính phủ Mỹ (phải) tin Fed

Trên thực tế, Chủ tịch Jerome Powell đã phải đối mặt với các câu hỏi về việc Fed đã không giám sát đầy đủ sức khỏe của các ngân hàng như SVB khi môi trường lãi suất thay đổi trong suốt năm 2022.

Đây chắc chắn sẽ là trọng tâm trong các cuộc điều tra về những thất bại của ngân hàng trong thời gian sắp tới.

Hôm 13/3, Fed đã công bố khởi động một cuộc điều tra nội bộ, do Phó Chủ tịch Michael Barr dẫn đầu để xem xét các sự kiện xung quanh sự thất bại của SVB và cách cơ quan này đã "giám sát và điều tiết" công ty. Ông Barr được thông báo sẽ làm chứng vào tuần tới.
Chính ông Powell hôm 22/3 cũng nói rằng cơ quan quản lý của ông đã bị bất ngờ bởi sự sụp đổ đột ngột của SVB. Thừa nhận trách nhiệm của Fed với tư cách là cơ quan quản lý chính của hệ thống ngân hàng Mỹ, nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng họ không phải là "người chơi duy nhất" trong cuộc khủng hoảng hiện nay.

"Ở cấp độ cơ bản, ban quản lý của SVB đã thất bại nặng nề. Họ đã phát triển ngân hàng quá nhanh, đặt ngân hàng vào rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất đáng kể, mà không so biện pháp phòng ngừa"- Chủ tịch Fed nói - "Rõ ràng là ngân hàng đã trải qua một đợt tháo chạy ồ ạt và nhanh chóng chưa từng thấy, từ một nhóm rất lớn những người gửi tiền có liên hệ với nhau".

Đáng chú ý, bất chấp những lời chê bai chính sách tiền tệ "diều hâu" của Fed trong suốt năm qua, ngay cả trước khi những vụ phá sản ngân hàng nổ ra, Chính phủ Washington chưa một lần tỏ ý nghi ngại.

Các quan chức Nhà Trắng thậm chí đã liên tục ca ngợi ông Powell sau vụ việc của SVB. Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre trả lời báo giới trong tuần này rằng "không có rủi ro nào" đối với vị trí Chủ tịch Fed của ông Powell đến từ việc ông xử lý quy định tài chính.

"Tổng thống tin tưởng vào Jerome Powell" - Thư ký báo chí Nhà Trắng nói hôm 21/3.

Thật vậy, trong gần một năm qua, Tổng thống Joe Biden đã bày tỏ niềm tin của mình rằng Fed có thể tạo ra cái gọi là "hạ cánh mềm" khi tăng lãi suất, nghĩa là hạ nhiệt thị trường việc làm và giảm lạm phát nhưng không đẩy nền kinh tế vào suy thoái.

Điều đó sẽ hoàn thành mục tiêu mà ông Biden thường gọi là quá trình chuyển đổi sang "tăng trưởng ổn định và ổn định hơn", đồng thời giúp ích cho khả năng tái tranh cử của ông vào năm 2024.

Lịch sử Mỹ đã chứng minh, một nhiệm kỳ thứ 2 sẽ đến với Tổng thống đương nhiệm chỉ khi nền kinh tế có tỷ lệ thất nghiệp thấp và mức lạm phát bình thường.

Hoặc chính xác hơn, Tổng thống Biden buộc phải tin vào Fed, khi cần sự hợp tác từ các quan chức ngân hàng trung ương nếu có nhiều ngân hàng ở Mỹ hơn nữa phá sản, đe dọa một cuộc khủng hoảng tài chính toàn diện.

Đảng Cộng hòa hiện kiểm soát Hạ viện và dường như không sẵn sàng ký kết vô điều kiện cho bất cứ gói giải cứu lớn nào của Chính phủ, giống như các gói cứu trợ ngân hàng trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

"Điều đó đặc biệt quan trọng khi bạn không thể tin tưởng vào Quốc hội" - Jason Furman, nhà kinh tế Harvard, lãnh đạo Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Nhà Trắng dưới thời Tổng thống Barack Obama, nói - "Khi bàn đến sự ổn định tài chính, chúng ta sẽ thấy những "người chơi chính" phải là Nhà Trắng và Fed".

 

Điều đáng chú ý là những dự báo mới nhất của Fed về nền kinh tế đi kèm với các cuộc họp chính sách cho thấy, ngân hàng trung ương đã hạ dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế Mỹ trong năm 2023 và 2024 xuống lần lượt là 0,4% và 1,2%, trong khi tăng dự báo lạm phát lõi lần lượt ở mức 3,6% và 2,6%.

Giám đốc điều hành chiến lược đầu tư tại Ngân hàng OCBC Vasu Menon