Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lợi ích rõ rệt

Kinhtedothi - Mới đây, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06), Bộ Công an đã công bố triển khai cấp tài khoản định danh điện tử cho công dân thông qua việc cấp căn cước công dân.

Theo đó, từ cuối tháng 2, đầu tháng 3/2022, Bộ Công an sẽ tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử cho công dân thông qua nghiệp vụ cấp, đổi, cấp lại căn cước công dân trên phạm vi toàn quốc.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn ra hết sức phức tạp như hiện nay, cùng với đó, mục tiêu quan trọng chúng ta cần thực hiện là các dịch vụ công trên môi trường điện tử thì việc cấp tài khoản định danh điện tử cho người dân thông qua việc cấp căn cước công dân là vô cùng cần thiết…
Theo đại diện Bộ Công an: Khi thực hiện các dịch vụ công (đã được tích hợp trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia), người dân sẽ tự điền thông tin vào các biểu mẫu (form) đăng ký mà không phải khai báo, điền thông tin nhiều lần giúp tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí cho các loại biểu mẫu kê khai, giảm nhiều khâu thủ tục cần giải quyết; Công dân có thể cung cấp, chia sẻ thông tin của mình với bên thứ 3 thông qua quét mã QR code hoặc giải pháp kỹ thuật khác khi hệ thống của bên thứ 3 đủ điều kiện kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử. Cùng với đó, công dân có thể thay thế căn cước công dân vật lý và các loại giấy tờ mà công dân đăng ký tích hợp hiển thị trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia như: Giấy phép lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm y tế... Và thông qua việc sử dụng tài khoản định danh điện tử, công dân có thể thực hiện các giao dịch tài chính (thanh toán hóa đơn điện, nước, đóng bảo hiểm xã hội, y tế, chuyển tiền...).
Rõ ràng, với những lợi ích thiết thực như vậy, quá trình thực hiện giao dịch hành chính, công dân sẽ giảm tối đa các giấy tờ phải mang theo… Đáng chú ý hơn, khi người dân sử dụng tài khoản định danh điện tử, bảo mật thông tin cá nhân công dân, không thể giả mạo, chính xác và duy nhất do thông tin được xác thực từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là dữ liệu gốc được Chính phủ giao cho Bộ Công an quản lý.
Những lợi ích cơ quan chức năng đã chỉ ra khá rõ, tuy nhiên, việc cấp tài khoản định danh điện tử cho người dân thông qua việc cấp căn cước công dân gắn chíp vẫn còn những ý kiến trái chiều cần lưu ý. Câu hỏi được đặt ra, hàng loạt thông tin cá nhân: nơi cư trú, bằng lái xe, giấy tờ xe, bảo hiểm… Vậy có phương án nào để bảo mật thông tin trong trường hợp bị mất thẻ? Đồng thời, với việc sử dụng số định danh trên điện tử thì ai sẽ là người được tra cứu, hoặc kiểm tra những thông tin của công dân? Liệu rằng chủ nhân chiếc thẻ có bị theo dõi hay lấy trộm thông tin từ những nơi phải trình thông tin cá nhân, như đi du lịch, lưu trú, đi máy bay, giao dịch ngân hàng?… Đặc biệt, vấn đề bảo mật thông tin trước tội phạm công nghệ cao như hiện nay. Người nào được quyền trích xuất thông tin từ tài khoản điện tử? Có xảy ra tình trạng người dân vẫn băn khoăn, lo lắng trước vấn đề bảo mật thông tin cá nhân? Thiết nghĩ, cơ quan chức năng cần tính toán kỹ lưỡng và hơn bao giờ hết thông tin bảo mật trong tài khoản định danh điện tử của người dân cần được đặt lên hàng đầu!

BIDV tiên phong ứng dụng căn cước công dân gắn chip trong giao dịch ngân hàng

BIDV tiên phong ứng dụng căn cước công dân gắn chip trong giao dịch ngân hàng

Hà Nội triển khai lắp thiết bị quét mã QR trên căn cước công dân gắn chíp

Hà Nội triển khai lắp thiết bị quét mã QR trên căn cước công dân gắn chíp

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thanh Hóa: xét xử vụ án đưa, nhận hối lộ đông nhất từ trước đến nay

Thanh Hóa: xét xử vụ án đưa, nhận hối lộ đông nhất từ trước đến nay

12 May, 03:29 PM

Kinhtedothi - Sáng 12/5, TAND tỉnh Thanh Hóa mở lại phiên tòa sơ thẩm xét xử nguyên Giám đốc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai TP Sầm Sơn Nguyễn Thế Hùng và 43 đồng phạm trong vụ án đưa, nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Đây được đánh giá là vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp và có quy mô lớn nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực đất đai tại địa phương.

Xét xử 27 bị cáo trong vụ khai thác trái phép đất hiếm lớn nhất

Xét xử 27 bị cáo trong vụ khai thác trái phép đất hiếm lớn nhất

12 May, 10:28 AM

Kinhtedothi - Sáng 12/5, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội mở phiên toà sơ thẩm xét xử cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (cũ) Nguyễn Linh Ngọc cùng 26 bị cáo liên quan tới vụ án khai thác, tiêu thụ trái phép đất hiếm, xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương (Công ty Thái Dương) và các đơn vị liên quan.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ