Trong đó có sự tăng trưởng mạnh của cả ngành Sợi và ngành May, cụ thể ngành Sợi tăng 139% và ngành May tăng 167% so với cùng kỳ.
Lãnh đạo Vinatex cho biết, nhờ tận dụng được các lợi thế của thị trường từ cuối năm 2021, hầu hết các đơn vị của Tập đoàn đã có được các đơn hàng với giá bán tốt, cộng thêm việc dự báo được sự tăng cao của giá bông, các đơn vị đã đưa ra những quyết sách phù hợp, dự trữ được lượng bông lớn với giá thành rẻ, nhờ đó thu được kết quả rất tích cực. Ngoài ra, đầu năm 2022, các đơn vị may trong Tập đoàn cũng mang lại những kết quả rất tích cực do dịch bệnh đã được kiểm soát, các đơn vị may đã ổn định lao động, ổn định sản xuất với đơn hàng gia tăng.
Tính đến 31/3/2022, giá trị hàng tồn kho ghi nhận gần 2,981 tỷ đồng, giảm 11% so với hồi đầu năm. Trong đó, giá gốc nguyên liệu, vật liệu chiếm 42% tổng giá trị hàng tồn kho, gần 1,240 tỷ đồng (giảm 17%). Ngược lại, hàng mua đang đi trên đường giảm 67% và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang giảm 11%.
Quy mô tổng tài sản tại thời điểm này ghi nhận gần 20,144 tỷ đồng, giảm hơn 200 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nợ phải trả cũng giảm hơn 186 tỷ đồng, xuống còn 10,927 tỷ đồng.
Nhận định về tình hình thị trường trong quý II và những tháng cuối năm, lãnh đạo Vinatex cho biết, nếu xung đột Nga - Ukaina còn căng thẳng, lạm phát, chi phí logistics còn leo thang, thị trường sẽ có nhiều diễn biến khó lường. Do đó công tác dự báo, theo dõi sát thị trường cần phải sát sao hơn nữa để có những điều chỉnh linh hoạt.