London có chi phí sinh hoạt và làm việc đắt đỏ nhất thế giới

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Báo cáo mới nhất của Savills về “Chỉ số sinh hoạt và làm việc” (Savills Live/Work Index) - Chỉ số đo lường chi phí thuê nhà ở và nơi làm việc của từng nhân viên hàng năm - cho biết chi phí nơi ở của một nhân viên làm việc tại London cao gấp đôi so với Sydney, Los Angeles hoặc Chicago.

Số tiền tương ứng 56.855 USD là tổng chi phí nhà ở  trung bình cho mỗi nhân viên hàng năm của 20 thành phố được đo lường, bao gồm những thành phố cũ trước đây và các  thành phố năng động mới nổi. Chi phí sống/làm việc trung bình ở London là 112.800 USD trong năm 2015, tăng 18% kể từ khi chỉ số được triển khai vào năm 2008. Mức giá này cao hơn so với Hong Kong, nơi chi phí giảm 3% kể từ 2008 và New York với mức tăng 39%. 
Chi phí sống/làm việc trung bình ở London là 112.800 USD trong năm 2015, tăng 18% kể từ khi chỉ số được triển khai vào năm 2008
Chi phí sống/làm việc trung bình ở London là 112.800 USD trong năm 2015, tăng 18% kể từ khi chỉ số được triển khai vào năm 2008
Bà Yolande Barnes- Trưởng bộ phận Nghiên cứu, Savills  toàn cầu cho biết: “Năng suất và giá trị của các thành phố này đối với hoạt động kinh doanh trên  toàn cầu rõ ràng tác động  lên nguồn cầu và giá thuê. Hai thành phố xếp hạng cao nhất trên toàn thế giới là London và New York cũng chính là những thành phố đắt đỏ nhất đối với các DN và người lao động đến sống và làm việc. Tuy nhiên, nếu xét đến năng suất và giá trị của hai thành phố nói trên, mức chi phí này khá tương xứng, trong khi đó, mức chi phí ở Hong Kong lại được xem là ở đỉnh điểm”. 

Sự phục hồi bất động sản (BĐS) vẫn chưa diễn ra ở mọi nơi trên thế giới, bởi vậy vẫn phải tập trung vào những thành phố được ưa chuộng bởi người dân sở tại và các nhà đầu tư trong các lĩnh vực kĩ thuật số. Điều này có nghĩa là một số thành phố tương đối nhỏ, chẳng hạn như Berlin (dân số 4,3 triệu) và Dublin (dân số 1,7 triệu) đang nhanh chóng  tiến gần đến vị thế thành phố đẳng cấp thế giới và cạnh tranh với những tên tuổi lớn trong thời đại kĩ thuật số mới, trong khi đó vị trí của San Francisco nằm ở top 10 có vẻ là khá an toàn.  

Hơn nữa, sự phát triển BĐS đã  chuyển dịch ngược lại  từ Đông sang Tây. Từ 2005 đến 2011 các thành phố mới nổi của các quốc gia khối “BRIC”(Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc)  bao gồm: Thượng Hải, Mumbai và Moscow cũng như Hong Kong và Singapore đã phát triển vượt qua London, New York, Paris, Tokyo và Sydney. Tuy nhiên, những năm tiếp theo cho đến năm 2015, xu hướng này đã đảo ngược - sự tăng trưởng kinh tế cũng như việc tạo ra tài sản ở thế giới mới đã chậm lại, kinh tế hồi phục đã thúc đẩy BĐS phát triển trở lại ở châu Âu và đặc biệt là Hoa Kỳ.  

Bà Yolande Barnes cho biết: “Trong tương lai, việc tăng nguồn cung cho BĐS văn phòng có chất lượng cao sẽ quan trọng đối với các thành phố mới nổi như Rio de Janeiro, Mumbai và Lagos. Nhưng nguồn cung này không hẳn sẽ là các tòa nhà văn phòng theo phong cách quốc tế khi không gian làm việc hiện tại vẫn có thể đáp ứng nguồn cầu cho các ngành công nghệ bản địa từ thấp đến tầm trung. Phần lớn nơi làm việc trên toàn cầu ở cả hai nền kinh tế mới nổi và phát triển vẫn còn là các tòa nhà đơn giản, có quy mô nhỏ hơn là các văn phòng cửa kính với kiến trúc quốc tế.” 

 “Mỗi thành phố đẳng cấp thế giới hi
ện nay đều phải đối mặt với sự lựa chọn giữa một thành phố nhỏ với các khu phức hợp và thành phố lớn với các tòa nhà chọc trời. Điều này sẽ tạo nên sự khác biệt to lớn ảnh hưởng đến cách sống của người dân tại nơi họ ở cũng như làm việc.”