Tham dự hội thảo có các chuyên gia cao cấp đến từ một số bộ, ngành của Việt Nam, các cơ quan quản lý của các nước trong khu vực (Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Campuchia, Myanma, Ấn Độ, Mông Cổ, Băng-la-đét, Maldives), các tổ chức quốc tế đa phương (IMF, Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD)), Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), Cơ quan Tài chính dự án và hạ tầng (IPFA), Công ty PwC, các cơ quan ngoại giao tại Việt Nam (Đại sứ quán Úc, Đại sứ quán Nhật Bản).
Cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở mọi quốc gia và thậm chí rất quan trọng trong việc cải thiện môi trường kinh doanh và tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế nhanh ở các nước đang phát triển.
Hội thảo tập trung vào các vấn đề cụ thể: Khung quản trị hạ tầng; Phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam; Huy động vốn đầu tư phát triển hạ tầng; Đầu tư theo phương thức hợp tác công - tư (PPP); Thẩm định và lựa chọn dự án PPP; Bảo đảm đủ vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng; Cải cách hệ thống quản lý cơ sở hạ tầng.
Trong những năm qua, Việt Nam và các nước trong khu vực luôn ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, từ đó là tạo ra sự cải thiện đáng kể về số lượng. chất lượng cơ sở hạ tầng gắn với cải cách thể chế quản lý, huy động vốn, tài chính cho phát triển cơ sở hạ tầng ngày càng chuẩn mực và có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, Việt Nam cũng như các nước trong khu vực đều có những tồn tại, hạn chế nhất định trong phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là về quản lý, huy động vốn, khuyến khích sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân; chất lượng, hiệu quả đầu tư, nhất là đầu tư công chưa cao.
Tại Hội thảo này, các chuyên gia giàu kinh nghiệm đến từ các cơ quan quản lý của các nước trong khu vực và các chuyên gia của các tổ chức quốc tế chia sẻ những thông lệ, chuẩn mực quốc tế và bài học kinh nghiệm tốt của quốc gia về cải cách và phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là quản trị và huy động vốn. Đây là cơ hội rất tốt để các chuyên gia của các nước xem xét, đánh giá thực trạng và xu hướng phát triển cơ sở hạ tầng; tiếp cận đổi mới thể chế quản lý và phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả quản trị, đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu phát triển.
Theo các chuyên gia, huy động vốn cho hạ tầng ở châu Á từ trước đến nay vẫn dựa vào ngân sách của chính phủ và vay nợ từ các cơ quan song phương và ngân hàng đa phương. Những cơ hội và thách thức liên quan đến các nguồn vốn truyền thống, cũng như các phương thức huy động vốn hiện đại, hướng nhiều hơn đến khu vực tư nhân, bao gồm từ huy động vốn trái phiếu và từ quỹ hạ tầng đến huy động vốn qua hợp tác công-tư; Với đầu tư theo phương thức hợp tác công - tư (PPP), hầu hết các quốc gia châu Á đều đã và đang đẩy mạnh thực hiện PPP trong 15 năm qua. Khi dư địa tài khóa hạn hẹp, cơ chế này mở ra cơ hội phát triển hạ tầng nhưng cũng tạo ra những rủi ro mới. Những cơ hội và rủi ro liên quan đến PPP, chỉ ra một số thông lệ tốt nhất về thể chế và pháp lý nhằm quản lý hiệu quả các cơ chế đó.
Về thẩm định và lựa chọn dự án PPP, những thông lệ tốt nhằm đảm bảo thẩm định và lựa chọn minh bạch các dự án PPP, dựa trên các điển hình quốc tế và khu vực - bao gồm các phương pháp đánh giá chi phí và lợi ích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, thiết lập phương thức “cửa ngõ” nhằm lựa chọn dự án, và thiết lập các tiêu chí lựa chọn dự án PPP minh bạch.
Liên quan đến vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng, các diễn giả khuyến nghị, để các dự án hạ tầng được triển khai đúng tiến độ và đảm bảo hiệu quả kinh tế (tránh đội vốn và chậm tiến độ), chính phủ cần đảm bảo đủ vốn cho các dự án, theo dõi minh bạch và quản lý dự án hiệu quả. Những thách thức liên quan đến khâu triển khai trong chu trình phát triển hạ tầng, bao gồm cả trường hợp PPP. Trong bối cảnh đó, cải cách về quản lý hạ tầng công là một nỗ lực phức tạp, vì các ưu tiên cải cách thường không chỉ có một còn nhu cầu tăng cường năng lực lúc nào cũng lớn. Những thách thức chính liên quan đến cải cách quản lý đầu tư công dựa trên những điển hình gần đây trong khu vực, đồng thời chỉ ra những loại hình hỗ trợ của IMF và các đối tác phát triển khác nhằm bổ trợ cho những nỗ lực cải cách đó.