|
Từ 1/6, Luật Trẻ em bắt đầu đi vào cuộc sống với những điểm mới. Xin bà cho biết những điểm mới của Luật?- Điểm mới đầu tiên thể hiện ở cách tiếp cận xây dựng Luật. Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trước đây được xây dựng trên cơ sở hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nhưng Luật Trẻ em 2016 tiếp cận quyền trẻ em nói chung cũng như các em có hoàn cảnh đặc biệt. Đối với việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em, Luật không chỉ áp dụng cho trẻ em Việt Nam mà cả những em người nước ngoài sống trên lãnh thổ nước ta. Thứ hai, quyền và bổn phận của trẻ em được quy định rất rõ ràng, trên cơ sở tiếp cận Hiến pháp 2013 về quyền con người. Thứ ba, Luật Trẻ em tiếp cận từ những góc độ liên quan đến Công ước quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam đã tham gia.
Và có những quyền rất mới như trẻ em được tham gia vào các vấn đề của các em, cách thức, hình thức, người đại diện tiếng nói cho trẻ em cũng được thể hiện ở trong Luật này. Luật quy định rõ các quy trình bảo vệ trẻ em từ khi phát hiện tố giác hành vi xâm hại trẻ đến hỗ trợ, can thiệp ở 3 mức độ; trách nhiệm của những ban ngành, từ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đoàn thể, gia đình, DN khi liên quan đến trẻ em, tổ chức kinh tế...
Việc quy trách nhiệm đối với cán bộ cấp xã, phường khi có vấn đề về bạo lực và xâm hại trẻ em được thể hiện như thế nào trong Luật?- Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em quy định rất rõ trách nhiệm của các cơ quan trong việc phòng chống xâm hại, bạo lực đối với trẻ em. Luật cũng nghiêm cấm xâm hại, bạo lực trẻ em và gắn với đó là vấn đề phát hiện, tố giác, can thiệp, hỗ trợ trẻ em khi sự việc xảy ra. Tuy nhiên, trong thời gian qua, chúng ta chưa thấy đầu mối nào chịu trách nhiệm chính khi xảy ra vụ việc. Luật Trẻ em 2016 đã giải quyết được vấn đề này, gắn với trách nhiệm của chính quyền địa phương. Không thể khi xảy ra sự việc tại địa bàn của mình, lãnh đạo địa phương không biết và tác động can thiệp. Để giúp địa phương làm công việc này, chúng tôi đề nghị cấp xã, phường phải có người làm công tác chăm sóc trẻ em, khi có chuyện xảy ra với các em thì có đầu mối giải quyết.Mới đây, Chỉ thị 18 của Chính phủ quy định rất rõ trách nhiệm của các bộ, ngành trong phòng chống, xâm hại bạo lực trẻ em. Từng bộ, ngành phải rà soát nhiệm vụ của mình, vướng ở chỗ nào phải tháo gỡ. Chủ tịch UBND tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ khi để xảy ra những vụ việc mà không xử lý ngay hoặc hỗ trợ kịp thời cho trẻ em. Tôi nghĩ, đây là bước chuyển mạnh mẽ thể hiện quyết tâm của Đảng, Chính phủ, Quốc hội bằng những hành động và gắn với trách nhiệm và con người cụ thể khi thực hiện các quyền trẻ em trong thực tiễn.
Trẻ em phường Thượng Thanh, quận Long Biên thuyết trình những điều mơ ước về một cuộc sống không có bạo lực và xâm hại trẻ em. Ảnh: Thủy Trúc. |
Kết quả thống kê của đường dây nóng 18001567 cho thấy nhiều vụ bạo lực, xâm hại trẻ em liên quan đến gia đình, do cha mẹ thiếu kiến thức lẫn hiểu biết. Bà có ý kiến gì về việc này?- Hiện, Bộ LĐTB&XH phối hợp với Bộ VHTT&DL - cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực gia đình và phòng chống bạo lực trong gia đình để có cách thay đổi trên cơ sở quyền của trẻ em. Chúng tôi cho rằng, các gia đình cần thay đổi quan niệm đánh đập, quát mắng là hết sức bình thường. Trách nhiệm của cha mẹ, gia đình rất quan trọng trong bảo vệ trẻ em, bởi đây là tổ ấm, nơi gần gũi nhất đối với trẻ em, nếu không, ra ngoài, các em rất dễ bị xâm hại. Chúng tôi rất mong các cơ quan truyền thông nâng cao nhận thức của gia đình cũng như đảm bảo quyền trẻ em ngay trong gia đình, đúng như khẩu hiệu "Mọi lời yêu thương mạnh hơn nhiều lần quát mắng". Chúng ta khuyến khích, động viên trẻ em, khi có sai phạm thì nhắc nhở và chỉ cho các em thấy lỗi lầm, tránh đánh đập sẽ phản tác dụng.Xin cảm ơn bà!
Đuối nước là vấn đề rất "nóng". Tháng Hành động vì trẻ em năm 2016 lấy chủ đề phòng chống tai nạn thương tích trong đó có tai nạn đuối nước ở trẻ em, đã dần thay đổi nhận thức của các cấp chính quyền lẫn gia đình. Rất nhiều gia đình tự nguyện đưa con đi học bơi; các cấp chính quyền đã rà soát, biện pháp cảnh báo ở những khu vực có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước đối với trẻ em. Bản thân các em cũng nhận thức ra vấn đề này nhiều. Tuy nhiên, địa lý của đất nước ta có vùng biển, sông ngòi, ao hồ rất nhiều thì việc trẻ em tiếp cận với nguồn nước, nguy cơ bị đuối nước không thể tránh khỏi. Chúng tôi thấy, điều cần tập trung nhất là giáo dục trẻ em những kỹ năng tự bảo vệ bản thân an toàn trong môi trường nước, từ học bơi. Muốn làm được, không chỉ gia đình các em mà chúng tôi phối hợp với Bộ GD&ĐT đưa chương trình dạy bơi vào trường học. Bộ VHTT&DL tăng cường giáo viên và huấn luyện viên dạy bơi. Các địa phương phát huy những hình thức dạy bơi cho trẻ em, rà soát những nơi mất an toàn để cảnh báo… Qua thực tế chúng tôi thấy, vai trò của gia đình rất quan trọng. Các em bị đuối nước thường có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ đi làm, ít dành thời gian cho con. Vì thế, cứ vài em chơi theo nhóm rồi lang thang ra ao hồ, sông suối bị đuối nước. Cho nên, tôi nghĩ gia đình cần phát huy vai trò nhiều hơn nữa, bố mẹ thường xuyên quan tâm và nhắc nhở các con để có nhận thức đúng đắn trong việc phòng, chống đuối nước.Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Hồng Lan |