Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lý do chỉ định chức danh thuộc HĐND, UBND tại các đơn vị hành chính sau sắp xếp

Kinhtedothi - Thảo luận tại tổ về dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy khẳng định: những sửa đổi này nhằm phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy Nhà nước, một nhiệm vụ đang được chúng ta thực hiện tích cực và đạt hiệu quả cao.

Cơ chế chỉ định chức danh thuộc HĐND, UBND là phù hợp

Làm rõ một số nội dung của dự thảo Nghị quyết, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy (đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) cho biết, trong quá trình xây dựng và biên tập dự thảo Nghị quyết, một số ý kiến còn băn khoăn về quy định chuyển tiếp tại khoản 3, điều 2, liên quan đến việc chỉ định các chức danh thuộc HĐND và UBND tại các đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp. 

Đại biểu cho rằng, cơ chế chỉ định này phù hợp, bởi nhiệm kỳ của HĐND tại các đơn vị hành chính hiện nay chỉ kéo dài đến đầu năm 2026, thời gian còn lại rất ngắn.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Phương Thủy (Đoàn TP Hà Nội) thảo luận tại tổ - Ảnh: Khánh Duy

Bên cạnh đó, việc sắp xếp đơn vị hành chính lần này diễn ra trên quy mô toàn quốc, với quy mô lớn, như nhập 3 tỉnh thành 1 hoặc nhập 5 - 7 xã thành 1 đơn vị hành chính cấp xã. Sự thay đổi này khiến các đại biểu HĐND tại các đơn vị trước sắp xếp khó có điều kiện theo dõi, đánh giá chính xác năng lực, trình độ và khả năng đảm đương công việc của các cán bộ sẽ đảm nhiệm vị trí lãnh đạo tại đơn vị hành chính mới.

Về thẩm quyền chỉ định, dự thảo Nghị quyết quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch, ủy viên, Trưởng ban và Phó Trưởng ban của HĐND cấp tỉnh. Quy định này phù hợp với thẩm quyền phê chuẩn hiện nay của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với các chức danh do HĐND bầu, chỉ bổ sung thêm Trưởng ban.

Đối với cấp xã, dự thảo Nghị quyết quy định Thường trực HĐND cấp tỉnh chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Trưởng ban của HĐND cấp xã, cũng như Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND cấp xã. Quy định này gây băn khoăn về nguyên tắc quản lý hành chính, bởi theo luật hiện hành, Chủ tịch UBND cấp trên phê chuẩn các chức danh do HĐND cấp xã bầu, còn cấp tỉnh do Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn.

"Việc giao Thường trực HĐND cấp tỉnh chỉ định các chức danh cấp xã có thể chưa phù hợp với nguyên tắc quản lý hành chính, mặc dù phù hợp với Kết luận số 150 của Bộ Chính trị. Tôi đề nghị các cấp có thẩm quyền cân nhắc điều chỉnh thẩm quyền chỉ định để đảm bảo phù hợp hơn với nguyên tắc quản lý hành chính hiện nay" - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội nêu.

Hơn 1.300 lượt ý kiến được ghi nhận trên ứng dụng VNEID

Theo đại biểu Nguyễn Phương Thủy, việc Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 công bố kế hoạch lấy ý kiến Nhân dân, các ngành và các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp đánh dấu một bước tiến bộ đáng kể.

Quang cảnh phiên thảo luận tổ của Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, chiều 7/5. Ảnh: Như Ý

"Điểm khác biệt trong lần lấy ý kiến này là ngoài các hình thức truyền thống, chúng ta đã áp dụng nền tảng số thông qua ứng dụng VNeID. Tính đến nay, đã có hơn 1.300 lượt ý kiến được ghi nhận trên ứng dụng này" - đại biểu Phương Thủy cho biết.

Đối với đề xuất sửa đổi điều 110 về phân định các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đại biểu Phương Thủy phân tích, dự thảo Nghị quyết không liệt kê cụ thể các loại đơn vị hành chính mà chỉ nêu: đơn vị hành chính bao gồm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập. Lý do dự thảo Nghị quyết không liệt kê chi tiết là để rút kinh nghiệm từ điều 110 của Hiến pháp hiện hành, vốn quy định quá cụ thể, dẫn đến thiếu linh hoạt trong tổ chức đơn vị hành chính.

Trình Quốc hội Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, dự kiến cấp huyện kết thúc hoạt động từ 1/7/2025

Trình Quốc hội Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, dự kiến cấp huyện kết thúc hoạt động từ 1/7/2025

Đại biểu Quốc hội: đề nghị bổ sung quy định mở rộng thẩm quyền cho UBND các đô thị lớn

Đại biểu Quốc hội: đề nghị bổ sung quy định mở rộng thẩm quyền cho UBND các đô thị lớn

Tạo cơ chế thúc đẩy giao thoa, chuyển đổi giữa lao động khu vực công và tư nhân

Tạo cơ chế thúc đẩy giao thoa, chuyển đổi giữa lao động khu vực công và tư nhân

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
TP Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

TP Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

08 May, 01:27 PM

Kinhtedothi – Trong 4 tháng đầu năm 2025, TP Hồ Chí Minh chỉ mới giải ngân được 6.607 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 7,9% trên tổng mức vốn đầu tư công năm 2025, chưa đạt kế hoạch đề ra. Do đó, TP đặt mục tiêu đẩy nhanh tiến độ nhiều dự án trọng điểm để giải ngân vốn đầu tư công.

Mở ra không gian phát triển mới cho Thủ đô

Mở ra không gian phát triển mới cho Thủ đô

08 May, 11:09 AM

Kinhtedothi - Theo chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã vừa được HĐND TP thông qua, Hà Nội sẽ có 126 xã, phường mới. Cùng với cả nước, 126 đơn vị hành chính cấp cơ sở mới của TP Hà Nội khi đi vào hoạt động sẽ mở ra không gian mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô...

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ