Chính phủ Nhật Bản hôm 4/3 đã tái khẳng định Thế vận hội Olympic sẽ diễn ra vào tháng 7 như dự kiến, trong khi Thư ký nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết quá trình chuẩn bị cho sự kiện này vẫn tiếp diễn, bất chấp tình hình lây lan của virus Covid-19.
Trước đó, Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) cũng đưa ra tuyên bố hùng hồn không kém khi khẳng định vẫn đang chuẩn bị để tổ chức Thế vận hội Tokyo 2020 thành công. Cả hai tuyên bố được đưa ra sau khi Seiko Hashimoto, Bộ trưởng chịu trách nhiệm về Thế vận hội cho rằng hợp đồng với IOC nên được hoãn loại cho tới cuối năm.
Từ tuyên bố của ông Hashimoto những tưởng các kịch bản thay thế cho Thế vận hội 2020, nhưng ông Suga đã nhấn mạnh quyết tâm của Tokyo để tiếp tục.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. |
PGS Stephen Nagy về quan hệ quốc tế tại Đại học Cơ đốc giáo quốc tế Tokyo gợi nhớ lại việc Nhật Bản từng phải hủy bỏ Thế vận hội Olympic 1940, do cuộc tấn công của Trung Quốc hồi tháng 7/1937 và ảnh hưởng từ Thế chiến II bùng nổ. Trong khi đó, Thế vận hội Rio ở Brazil đã diễn ra như kế hoạch vào năm 2016 bất chấp sự bùng phát của virus Zika.
“Mặc dù việc lỡ làng vào năm 1940 hầu như đã trở thành dĩ vãng, nhưng chắc chắn chính quyền Abe sẽ mất uy tín nếu Olympic Tokyo 2020 cũng có số phận tương tự”, PGS này nhận định.
Noriko Hama, nhà kinh tế tại Đại học Doshisha ở Kyoto tin rằng vấn đề tài chính cũng như lòng tự tôn dân tộc là hai yếu tố khiến Tokyo quyết tâm đi tiếp. “Vấn đề cũng nằm ở số tiền đã được chi cho các cơ sở hạ tầng mới để đón hàng chục ngàn khách du lịch nước ngoài, nhưng cao hơn, đó là niềm tự hào chính trị quốc gia của “Team Abe”, theo Hama.
“Tokyo muốn cho thế giới thấy rằng họ có thể làm điều này, trở thành một trong số rất ít thành phố tổ chức Thế vận hội lần thứ hai và đó sẽ là một thành công lớn”, nhà kinh tế học cho biết.
Chuyên gia Hama cũng cho rằng nhiều người Nhật vẫn hoài nghi về Thế vận hội do nhiều nguyên nhân. Một số không hài lòng với chi phí tổ chức khi con số ước tính là 1,06 nghìn tỷ Yên (9,81 tỷ USD) nhưng được xác nhận tăng lên 1,35 nghìn tỷ Yên (12,35 tỷ USD) vào tháng 12/2019. Số khác cho rằng Thế vận hội sẽ gây ra sự gián đoạn cho cuộc sống của người dân trong khi Tokyo chưa được chuẩn bị đầy đủ. Một số người lo ngại rằng việc tổ chức Thế vận hội vào lúc cao điểm mùa hè Nhật Bản sẽ gây ra vấn đề cho các vận động viên, quan chức và khán giả.
Tuy nhiên, dường như tất cả đều chỉ thúc đẩy sự “cố chấp” của Tokyo, và giờ với virus Covid-19 thêm một bước thúc đẩy “kỳ lạ” để Nhật Bản tiếp tục với lựa chọn của mình. “Tôi tin rằng chính phủ Nhật Bản cần suy nghĩ kỹ những gì họ sẽ làm”, Hama nói.
PGS Nagy cho rằng việc chính quyền ông Abe chần chừ trong việc hoãn Thế vận hội bởi lo sợ một lần nữa ảnh hưởng tới “thương hiệu Nhật Bản”. Hiện tại, “thương hiệu Nhật Bản” rất mạnh mẽ và sôi động trước những thành công của việc tổ chức các hội nghị G-7 và quan trọng hơn là Giải vô địch bóng bầu dục 2019.
Theo PGS Nagy, thành công với Giải bóng bầu dục năm ngoái đã đưa Nhật Bản lên vũ đài thế giới, được coi như “bước đệm” để Tokyo hướng tới Olympic 2020. Một số cân nhắc khác là số tiền khổng lồ đã trót bỏ ra để chuẩn bị cho Thế vận hội, cũng như “số vốn chính trị” mà ông Abe đã bỏ ra để Tokyo giành quyền trở thành thành phố đăng cai.