Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Màn hình 3D chưa sẵn sàng cho smartphone

KTÐT - "Say sóng" là cụm từ mà bạn không nghĩ sẽ tìm thấy trên các trang tin tức về CNTT-TT, nhưng với sự xuất hiện của màn hình 3D, bạn có thể tìm thấy cụm từ này.
KTÐT - "Say sóng" là cụm từ mà bạn không nghĩ sẽ tìm thấy trên các trang tin tức về CNTT-TT, nhưng với sự xuất hiện của màn hình 3D, bạn có thể tìm thấy cụm từ này.

Khi sử dụng các thiết bị chơi game, điện thoại thông minh (smartphone) hỗ trợ màn hình 3D mới được tung ra gần đây, người dùng có cảm giác buồn nôn giống như khi đi biển.

Hàng trăm khách hàng mua thiết bị chơi game di động 3DS hỗ trợ 3D của Nintendo phàn nàn rằng họ bị buồn nôn, chóng mặt và nhức đầu khi sử dụng thiết bị này. Theo Daily Mail, một số người dùng cho biết hiệu ứng gần như tức thời, chỉ đến sau vài phút sử dụng thiết bị.

Phản hồi này làm các nhà sản xuất smartphone tỏ ra lo lắng khi họ đang chuẩn bị tung ra những thiết bị di động hỗ trợ 3D của riêng họ, đặc biệt là LG Electronics đã giới thiệu smartphone đầu tiên trên thế giới trang bị màn hình 3D tại MWC (Mobile World Congress) hồi tháng 2 vừa qua.

Thật vậy, khi dùng thử chiếc điện thoại Optimus 3D của LG, người đàn ông tên John Tanner nhận xét rằng màn hình trên thiết bị của LG làm ông chóng mặt, hiệu ứng 3D làm đôi mắt ông "loạng choạng". Tanner cho biết chipset 3D của Movidius có giá phù hợp hơn, hiệu ứng chiều sâu tinh tế hơn và điều quan trọng là ít có cảm giác chóng mặt hơn.

Để hiểu rõ hiệu ứng do Nintendo gây ra, trước tiên bạn cần phải biết đôi chút về nguyên nhân gây ra say sóng. Trong trường hợp các giác quan bị "rối" – mắt của bạn có thể đang nhìn vào mặt biển nhưng giác quan lại đưa một thông điệp khác lên não nên sẽ gây ra cảm giác buồn nôn.

Về cơ bản, các vấn đề về màn hình cũng tương tự. Cấu tạo của đôi mắt là xử lý hai hình ảnh khác nhau nhưng với màn hình 3D thì có nhiều mức thay đổi hình ảnh khác nhau được đưa vào các bộ phận xử lý hay não bộ làm cho chúng ta có cảm giác chóng mặt.

Những nhà sản xuất thiết bị cầm tay cần phải nhìn nhận vấn đề này trước khi tham gia vào lĩnh vực 3D, tuy nhiên các thiết bị di động 3D cũng có một vài lý do khác để tồn tại. Hiện tại, bạn có thể không cần dùng kính đặc biệt nếu nhìn vào một góc nhìn chính xác nào đó trên màn hình 3D. Nhìn vào vị trí khác, bạn chỉ thấy hình 2D mà thôi.

Sử dụng thiết bị chơi game chỉ đơn thuần là để chơi game, nhưng với điện thoại di động bạn có thể sử dụng thêm nhiều ứng dụng hấp dẫn khác.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Meta tiếp tục thâu tóm công ty về AI

Meta tiếp tục thâu tóm công ty về AI

14 Jul, 02:47 PM

Kinhtedothi- Theo thông tin từ Bloomberg, Meta đã hoàn tất thỏa thuận mua lại Play AI và toàn bộ đội ngũ của PlayAI sẽ gia nhập Meta vào tuần tới.

Cơ hội đưa Hà Nội bứt phá

Cơ hội đưa Hà Nội bứt phá

14 Jul, 05:01 AM

Kinhtedothi - Tại Kỳ họp thứ 25, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định chi tiết khoản 1, khoản 2 Điều 42 Luật Thủ đô 2024 về thu hút nhà đầu tư chiến lược. Nghị quyết mở đường để phát triển các dự án lớn, đòi hỏi nguồn vốn khổng lồ và công nghệ phức tạp mà ngân sách Nhà nước khó có thể đáp ứng hoàn toàn.

Cảnh báo người dân về ứng dụng VNeID giả mạo chứa mã độc

Cảnh báo người dân về ứng dụng VNeID giả mạo chứa mã độc

11 Jul, 09:49 PM

Kinhtedothi - Trước tình trạng tội phạm mạng lợi dụng việc sáp nhập đơn vị hành chính và ra mắt ứng dụng VNeID để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cơ quan chức năng đã phát đi cảnh báo quan trọng nhằm bảo vệ người dân trước các thủ đoạn tinh vi này.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ