Kinhtedothi - Gần 500 gốc mai quý với nhiều tư thế, hình dáng độc đáo được trưng bày tại ngày Bon sai- Mai vàng lần đầu tiên được tổ chức ở Quảng Ngãi.
Ngày mồng 10 tháng Giêng hàng năm được chọn làm ngày Bon sai- Mai vàng Nghĩa Hành. Đây là dịp tôn vinh, phát huy giá trị sản phẩm Bon sai - Mai vàng và các nghệ nhân, nhà vườn, những người yêu thích cây cảnh nghệ thuật.Trong gần 500 gốc mai được trưng bày, quý nhất là các giống hoàng mai, bạch mai, thanh mai.Đặc trưng của giống mai là hoa nở có sắc xanh. Mai Tình cũng là giống mai khá đặc trưng ở Quảng Ngãi bởi lá to, dày thân, cành dẻo dễ uốn tạo hình. Hoa mai Tình có màu vàng sáng, cuống dài, hoa nở thành chùm.Mỗi cây mai mang dáng vẻ khác nhau với nhiều tên gọi như: Trực quân tử, phụ tử, mai nữ, phụ tử giao chi …Cây mai có thế mang tên "Lão mai sinh quý tử". Nhiều gốc mai có giá trị kinh tế cao, từ vài trăm triệu đến gần 1 tỷ đồng.Ngoài những nghệ nhân và hội viên sinh vật cảnh, ngày Bon sai- Mai vàng còn thu hút những người yêu hoa mai đến thưởng lãm.Huyện Nghĩa Hành nằm về phía tây nam cách TP Quảng Ngãi 9km với diện tích 234km2. Là huyện đồng bằng nhưng Nghĩa Hành có địa hình trung du thích hợp với đa dạng cây trồng, vật nuôi, có điều kiện thuận lợi để phát triển sinh vật cảnh. Xã Hành Đức (huyện Nghĩa Hành) là "thủ phủ" hoa mai nức tiếng gần xa.Những năm qua, hội viên sinh vật cảnh huyện Nghĩa Hành đã thực hiện nhiều tác phẩm đẹp, có giá trị kinh tế cao, cung cấp cho thị trường và để “truyền lửa” thêm cho phong trào sinh vật cảnh, góp phần tô thêm hương sắc cho diện nạo nông thôn mới của huyện.Riêng làng nghề cây cảnh Xuân Vinh ở xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể làng nghề cây cảnh năm 2021.