Nhà thiết kế Xuân Thu với "Duyên"

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Bộ sưu tập (BST) mới ra mắt của Xuân Thu xuất phát từ những trăn trở để tìm ra những ý tưởng có thể gìn giữ những nét văn hóa, bản sắc dân tộc trong các trang phục của cha ông.

Tối 20/11, nhà thiết kế (NTK Xuân Thu) đã cho ra mắt những tín đồ thời trang một dự án mà chị đã ấp ủ suốt thời gian qua mang tên “Duyên” tại khách sạn Hillton Hà Nội.

Bộ sưu tập (BST) mới ra mắt của Xuân Thu xuất phát từ những trăn trở để tìm ra những ý tưởng để có thể gìn giữ những nét văn hóa, bản sắc dân tộc trong các trang phục của cha ông.  Đây là một ý tưởng rất khó đòi hỏi NTK Xuân Thu phải có những nghiên cứu kỹ lưỡng.

 
Nhà thiết kế Xuân Thu với "Duyên" - Ảnh 1

Giới thiệu lý do ra đời BST gốm Hoa nâu trên trang phục Kinh Bắc lần này, NTK Xuân Thu cho biết, đây là cách để nhiều người biết hơn đến gốm Hoa nâu, một dòng gốm thuần Việt, tồn tại trong một gia đoạn lịch sử huy hoàng nhất của dân tộc thời Lý – Trần thế kỷ thứ XXI-XV, với ba lần đánh đuổi quân Nguyên Mông.

Chị cho rằng chiếc áo tứ thân Kinh Bắc là một trong những hình ảnh đẹp và đặc trưng của phụ nữ Việt. Khi phụ nữ Việt khoác trên mình chiếc áo dài hay áo tứ thân, họ có quyền tự hào về nguồn gốc Việt, điều đó rất cần trong thời hội nhập hiện nay.
Nhà thiết kế Xuân Thu với "Duyên" - Ảnh 2

Người xưa đã cách điệu để hoa sen trên gốm đơn giản nhất để trổ trên đất nung. Do đó khi đưa họa tiết gốm hoa nâu thêu lên trang phục NTK Xuân Thu đã phải nghiên cứu và thiết kế ra những mô tuýp đắt giá nhất để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật trên các mẫu quần áo.

Xuân Thu cũng là một trong số rất ít NTK Việt hiện nay là họa sĩ. Điểm mạnh này giúp chị hướng tới việc chơi màu và lên ý tưởng trang trí một cách bài bản. Suốt một thời gian dài, NTK này đã tạo được một dòng sản phẩm thời trang mang đậm chất nghệ thuật cao, được các khách hàng sành mặc và có sự yêu thích văn hóa Việt lựa chọn.

Mỗi mẫu thiết kế của chị đều được chị đầu tư ý tưởng và phần hoàn thiện bằng những những kỹ thuật thủ công truyền thống đỉnh cao nhất của dân tộc như kỹ thuật thêu thảm, kỹ thuật khâu tay, kỹ thuật trần bông thủ công …

Những đường thêu tay hay những chi tiết làm bằng tay khiến mỗi trang phục được tạo ra đều mang hồn của người làm chứ không khô cứng như những đường may, thêu công nghiệp…