Đây là lần đầu tiên Diễn đàn Quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ I với chủ đề "Mang nền tảng số đến hộ gia đình" được tổ chứ. Sự kiện do Bộ TT&TT phối hợp cùng Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Nam Định tổ chức.
Tham dự sự kiện có ông Trần Tuấn Anh, Trưởng ban Kinh tế Trung Ương; ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ TT&TT Lãnh đạo tỉnh Nam Định và đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, các chuyên gia đầu ngành về tập trung phát triển kinh tế số, xã hội số tại Việt Nam.
Với chủ đề "Mang nền tảng số đến hộ gia đình" đã thể hiện được mục tiêu và cách làm của Việt Nam trong chuyển đổi số, được tham gia và thụ hưởng lợi ích từ việc chuyển đổi số. Việc chuyển đổi số sẽ mang công nghệ số và các nền tảng số đến với mọi người dân.
Phát biểu khai mạc hội nghị, oing Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ Trưởng bộ TT&TT cho biết, theo ước tính thì tỷ lệ đóng góp của kinh tế số trong GDP đã tăng từ 11,91% trong năm 2021 lên 14,26% năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023 đã đạt gần 15%. Để đạt mục tiêu kinh tế số chiếm tối thiểu 20% vào năm 2025 như chiến lược đã đề ra thì kinh tế số phải tăng trưởng gấp 3 đến 4 lần so với tăng trưởng GDP.
Bộ trưởng nhấn mạnh, kinh tế số là tất cả các hoạt động bao gồm tất cả các hoạt động dựa trên hoặc được đổi mới bởi công nghệ số, hạ tầng số, nền tảng số, sản phẩm số, dữ liệu số, thể chế số và kỹ năng số. Muốn tăng trưởng nhanh hơn, cao hơn cần phải có không gian mới (kinh tế số), lực lượng sản xuất mới (công nghệ số), nguồn lực sản xuất mới (nhân lực số), yếu tố sản xuất mới (dữ liệu số) và động lục mới (đổi mới sáng tạo số). Mục tiêu của chuyển đổi số là giúp cho người dân giàu có và hạnh phúc hơn.
Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị đã nêu rõ mục tiêu thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hoá đất nước, phát triển mạnh mẽ kinh tế số dựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, chính phủ số đã và đang trở thành động lực chính dẫn dắt xu thế phát triển kinh tế thế giới và mỗi quốc gia.
Báo cáo thường niên kinh tế số e-Connomy SEA do Google và Temasek nghiên cứu công bố tốc độ tăng trưởng kinh tế số Việt Nam năm 2022 là 28%, dẫn đầu trong các quốc gia Đông Nam Á. Năm 2022 có hơn 1.400 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có doanh thu từ thị trường nước ngoài, tăng gần 20% so với năm 2021.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII cũng đã đề ra các mục tiêu về Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2030 kinh tế số chiếm 30% GDP, đây là mục tiêu cao và rất thách thức, đòi hỏi Việt Nam cần có cách tiếp cận và giải pháp đột phá để thực hiện.
Để đạt được mục tiêu trên, ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh 6 nội dung trọng tâm mà ngành Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành, địa phương trong cả nước cần lưu ý quan tâm triển khai trong thời gian tới. Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về chuyển đổi số và phát triển kinh tế số; Hai là, đẩy mạnh phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ. Ba là, ngành công nghiệp công nghệ số đã trở thành 1 trong 6 ngành công nghiệp nền tảng và đây nhân tố quan trọng để đẩy nhanh việc áp dụng công nghệ vào toàn bộ nền kinh tế và xã hội; Bốn là, cần tìm không gian phát triển mới cho lĩnh vực về cơ sở dữ liệu quốc gia và trí tuệ nhân tạo AI; Năm là, thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực số gắn với đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ; Sáu là, xây dựng, phát triển hệ sinh thái công dân số phải là một nền tảng quan trọng của chuyển đổi số quốc gia.
Năm 2023 được xác định là năm dữ liệu số quốc gia để thúc đẩy chuyển đổi số Việt Nam, trong bối cảnh hiện nay thì đây là thời cơ thích hợp để Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn chương trình chuyển đổi số quốc gia. Việc phát triển các nền tảng số dùng chung là giải pháp đột phá để thúc đẩy chuyển đổi số mạnh hơn.
Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về chuyển đổi số quốc gia, đại diện ngân hàng thế giới The World Bank cho biết, Việt Nam đang đặt ra tham vọng lớn về việc phát triển nền kinh tế số, từ đó đóng góp nền kinh tế số vào tỷ trọng GDP và đạt được mục tiêu vào năm 2025. Tuy nhiên, cũng có nhiều khó khăn, rủi ro khi triển khai chuyển đổi số trong quá trình ứng dụng. Đã số người dùng đã áp dụng các công nghệ mới nhưng vẫn còn một số nhóm chưa tiếp cận được với chuyển đổi số, khoảng các phân chia đang bị ngăn cách có thể do về công nghệ, ngôn ngữ, năng lực hay vùng địa lý. Ngoài ra, theo khảo sát thì Việt Nam đang đi sau về kĩ năng số trong nhóm dân số có hoạt động kinh tế trong khu vực, do đó Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu và hiện trạng, từ đó đưa ra các chiến lược về chuyển đổi số.
Nhiều báo cáo và giải pháp đến từ các tập đoàn công nghệ lớn đã mang đến cái nhìn bao quát hơn về chuyển đổi số quốc gia, như giải pháp Hệ sinh thái Tài chính số đến từ Vietel money, đây được cho là "Cốt lõi" của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thư tư với những sản phẩm dịch vụ thuận tiện, nhanh, rẻ, phù hợp hơn và cá biệt hóa cho nhu cầu cá nhân; Giải pháp mô hình cửa khẩu thông minh của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam giúp cho doanh nghiệp tạo tờ khai ở bất cứ đâu, giám sát người và phương tiện ra vào cửa khẩu, hệ thống xe tự hành hay bãi xe thông minh.
Sự kiện thu hút hơn 1000 đại biểu cấp cao phụ trách chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin đến từ khối Chính phủ, Tài chính – Ngân hàng, Viễn thông, Bán lẻ & Thương mại điện tử,...
Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ I sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế về công nghệ với sự quy tụ của hơn 20 tập đoàn công nghệ hàng đầu trong trong nước và khu vực, bao gồm VNPT, Viettel, Misa, FPT, Shopee, VNPay...
Tại đây các giải pháp công nghệ nổi bật sẽ được giới thiệu trong triển lãm bao gồm: Thanh toán kỹ thuật số/Ví điện tử; Thanh toán tiếp xúc và không tiếp xúc EMV và non-EMV; NFC (Kết nối trường gần); Hệ thống thanh toán di động; Chữ ký số; Công nghệ chuỗi khối; Robot/Tự động hoá; Smart Logistics; Thương mại điện tử; Nông nghiệp số; Du lịch số; Dịch vụ số…từ đó có thể mang đến cơ hội hợp tác, trao đổi kinh nghiệm giữa nhà cung cấp, tổ chức, doanh nghiệp công nghệ trong và ngoài nước.