Mẹo hay tăng tốc cho smartphone Android

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Theo thời gian, bạn sẽ cảm thấy tốc độ của chiếc điện thoại Android của mình trở nên khá chậm và không đáp ứng được nhu cầu sử dụng.

Bài viết sau đây sẽ giới thiệu với các bạn những cách đơn giản để cải thiện tốc độ cho chiếc điện thoại của mình mà không cần phải thực hiện quá nhiều thao tác phức tạp.

Những bản cập nhập hệ điều hành và các ứng dụng nặng hơn

Phần mềm của điện thoại Android đã khác nhiều so với cách đây một năm. Bạn đã nhận được những bản cập nhập của hệ điều hành này, thế nhưng chúng có thể lại không phù hợp với thiết bị của bạn và có thể làm chậm nó. Hoặc là, nhà mạng hay nhà sản xuất đã đưa vào các ứng dụng bloatwaretrong bản cập nhập. Bloatware sẽ chạy trong nền và làm máy chạy chậm hơn.

Ngoài ra, cho dù bạn đang sử dụng các ứng dụng mới hơn hay các phiên bản cập nhập của những ứng dụng bạn đã dùng cách đây một năm, thì các ứng dụng cũng sẽ trở nên nặng nề hơn theo thời gian. Bởi lẽ phần cứng smartphone ngày càng được cải tiến, các nhà phát triển phải tạo ra những game hay các ứng dụng khác có thể tích hợp hoàn chỉnh với phần cứng nhanh hơn và chúng sẽ trở nên tồi tệ hơn trên các thiết bị cũ.Điều này dường như xảy ra trên mọi nền tảng.
Những bản cập nhập hệ điều hành và các ứng dụng nặng hơn
Những bản cập nhập hệ điều hành và các ứng dụng nặng hơn
Cách giải quyết:

Hầu hết mọi người đều chọn giải pháp cài đặt custom ROM, và quả thực rất nhiều điện thoại trong số đó nhanh hơn hẳn. Với hầu hết điện thoại Android, đều có một vài hoặc vô số custom ROM dành riêng cho chúng. Các custom ROM nổi tiếng nhất hiện nay gồm có CyanogenMod, MIUI, Liquid, AOKP…

Các ứng dụng chạy nền

Bạn có lẽ sẽ ngày càng cài đặt nhiều ứng dụng hơn cho thiết bị của mình. Một số ứng dụng mở khi bạn khởi động máy và chạy trong nền, chúng tiêu thụ nhiều tài nguyên của CPU và chiếm dụng bộ nhớ của thiết bị. Nếu bạn đã cài đặt nhiều ứng dụng chạy trong nền, chúng có thể làm chậm thiết bị. Ngoài ra, hình nền động và một số lượng lớn widget trên màn hình chính cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến thiết bị của bạn.

Để kiểm tra những ứng dụng nào đang chạy trong nền, bạn hãy truy cập vào Apps trong phần Settings và tìm đến mục Running.

Cách giải quyết: vô hiệu hóa các hình nền động, di dời các widget và gỡ bỏ những ứng dụng nặng không cần thiết.

Một hệ thống file gần đầy

Những ổ cứng thể rắn SSD trở nên chậm chạp khi bạn lấp đầy chúng, tương tự như vậy hệ thống file có thể là rất chậm nếu nó gần đầy. Màn hình Storagetrong ứng dụng Settings sẽ chỉ ra cho bạn thấy bộ nhớ của thiết bị đầy như thế nào và cái gì đang chiếm dụng không gian lưu trữ.

Bộ nhớ Cache có thể tiêu thụ khá nhiều dung lượng lưu trữ, vì vậy hãy dọn dẹp bộ nhớ cache để giúp bạn loại bỏ các tập tin đã được cài đặt sẵn nhưng không còn sử dụng nữa. Bạn hãy truy cập vào mục Settings của các ứng dụng có sử dụng bộ nhớ cache như Google và nhấn vào nút lệnh xóa cache (Clear cache) để làm sạch dữ liệu cache.

Cách giải quyết: hãy gỡ bỏ những ứng dụng bạn không sử dụng, xóa các tệp tin không cần thiết, và xóa bộ nhớ cache để giải phóng không gian lưu trữ. Bạn cũng có thể thực hiện việc khôi phục lại nguyên trạng cho thiết bị như lúc mới xuất xưởng và chỉ cài đặt những ứng dụng bạn cần để giúp thiết bị làm việc như mới.

Thiếu sự hỗ trợ TRIM đầy đủ

Thiếu sự hỗ trợ TRIM đầy đủ là nguyên chính khiến cho mẫu máy tính bảng Nexus 7 đầu tiên của Google chậm đi theo thời gian. Vấn đề này đã được sửa trong Android 4.3. Trên những thiết bị Nexus, cập nhập lên Android 4.3 sẽ giúp khắc phục được vấn đề này.

Nếu bạn đang sở hữu một thiết bị cũ hơn mà không có Android 4.3 và đã bị chậm dần, bạn có thể thực hiện TRIM bằng việc root máy và sử dụng ứng dụngLagFix.

Cách giải quyết: hãy root thiết bị của bạn và chạy LagFix nếu bạn đang sử dụng một thiết bị cũ. Điều này diễn ra tự động trên các thiết bị chạy từ phiên bản Android 4.3 trở lên.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần