Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Mẹo vệ sinh máy làm nước nóng lạnh

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Để đảm bảo an toàn, phải rút máy ra khỏi nguồn điện, bỏ bình nước úp trên máy. Nếu phải vận chuyển đến nơi bảo hành thì hết sức nhẹ nhàng, chống va đập, tràn nước bên trong.

KTĐT - Để đảm bảo an toàn, phải rút máy ra khỏi nguồn điện, bỏ bình nước úp trên máy. Nếu phải vận chuyển đến nơi bảo hành thì hết sức nhẹ nhàng, chống va đập, tràn nước bên trong.

Vệ sinh máy làm nước nóng lạnh trực tiếp thường xuyên để nâng cao chất lượng nước hạn chế sự cố tắc nghẽn cho máy.


Máy làm nước nóng lạnh trực tiếp ngày càng chiếm được sự tin yêu của khách hàng do nhu cầu tiện lợi của sản phẩm. Người dùng có thể sử dụng nước lạnh, nóng trực tiếp mà không cần dùng đến tủ lạnh hoặc phích chứa riêng biệt.

Trên thị trường hiện có nhiều máy của các hãng khác nhau như Sanyo, Kangaroo… với mức giá dao động từ 1,5 đến 2,5 triệu đồng. Tuy nhiên sản phẩm phổ biến vẫn là của những hãng trong nước hoặc của Trung Quốc sản xuất.
 
Mẹo vệ sinh máy làm nước nóng lạnh - Ảnh 1
Cây nước nóng trực tiếp mang lại sự tiện lợi cho người sử dụng.

Các máy làm nước nóng lạnh trực tiếp thường có 2 loại cao và thấp. Loại thấp chỉ có hệ thống làm nóng lạnh bên trong dung tích khoáng 2 – 3 lít. Còn loại cao, ngoài hệ thống bình nóng, lạnh riêng biệt còn có thêm ngăn tủ tiệt trùng bằng Ozon bên dưới, dùng để đựng cốc hoặc các vật dụng tương tự khác.

Việc sử dụng các máy này cũng đơn giản và khá an toàn do các máy đều có van khóa nước nóng, tránh gây bỏng không mong muốn.

Tuy nhiên để sử dụng lâu bền, hoạt động tốt thì nên vệ sinh định kỳ, kiểm tra máy theo từng bước và từng phần gồm vòng gen đậy bên trên miệng nắp bình, khay nước thừa, bồn nước lạnh và nóng…

Để đảm bảo an toàn, phải rút máy ra khỏi nguồn điện, bỏ bình nước úp trên máy. Nếu phải vận chuyển đến nơi bảo hành thì hết sức nhẹ nhàng, chống va đập, tràn nước bên trong.
 
Mẹo vệ sinh máy làm nước nóng lạnh - Ảnh 2
Súc rửa bồn chứa nước, vòi, ống dẫn nước ra vòi để tránh đóng cặn.
 
Tiếp theo, xả bỏ toàn bộ nước bên trong các bình nóng, lạnh, tháo rời từng bộ phận như hai vòi, đĩa chia nước, khay nước xả, và vệ sinh chúng bằng khăn sạch. Dùng cọ vệ sinh chuyên dùng để làm sạch các cặn vôi hóa tại các kẽ nhỏ trong bồn nước, hai ống ra vòi rồi gắn lại đúng vị trí ban đầu. Tuyệt đối không sử dụng các vật sắc nhọn để cậy.

Sau đó dùng nước sạch súc rửa nhiều lần bồn nóng, lạnh, làm kín miệng máy.
 
Phần thân vỏ bên ngoài cũng nên được lau chùi thường xuyên, không nên dùng xăng dầu, hóa chất hoặc dung môi…vì những chất này có thể làm hỏng bề mặt máy hoặc rớt, ám vào nước uống.

Cuối cùng gắn khay xả vào máy và vận chuyển về vị trí ban đầu. Không nên cắm điện sử dụng ngay mà nên để chúng ổn định 1 thời gian ngắn vì bên trong máy có hệ thống làm lạnh giống tủ lạnh dễ bị sốc sau khi vận chuyển.