Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Minh bạch giúp môi trường đầu tư bền vững

Kinhtedothi - Việc công khai thông tin sẽ giúp phát triển môi trường đầu tư bền vững, khuyến khích các hành vi có trách nhiệm và hỗ trợ ra quyết định tốt hơn cho các DN ở cả khu vực công và khu vực tư. Tuy nhiên, có tới 24/45 DN lớn nhất Việt Nam bị chấm 0 điểm về mức độ công khai thông tin về các chương trình phòng, chống tham nhũng của DN.
Quang cảnh lễ công bố
24 DN bị điểm 0
Theo báo cáo “Đánh giá thực tiễn công bố thông tin của 45 DN lớn nhất Việt Nam (Báo cáo TRAC 2018) ngày 21/8 của Tổ chức Hướng tới Minh bạch (Towards Transparency - TT), về lĩnh vực công khai thông tin chương trình phòng chống tham nhũng, báo cáo cho thấy kết quả không mấy sáng sủa khi điểm trung bình của 45 DN chỉ là 15. Trong số các nhóm DN tham gia khảo sát, các công ty con của DN nước ngoài đạt điểm số cao nhất với điểm trung bình là 31. Trong đó, Samsung Electronics Việt Nam, Unilever Việt Nam và Nestle Việt Nam dẫn đầu với 81 điểm. Các DN trong nước có điểm cao nhất lần lượt là Vinamilk, VPBank, Vietcombank, EVN, Vinacomin, FPT…

Tuy nhiên, có tới 24/45 DN bị chấm điểm 0 gồm: Hòa Phát, Thế Giới Di Động, Sabeco, Vietnam Airlines, Masan, VietinBank, Trường Hải, Mobifone, Tân Cảng Sài Gòn, Vicem, Viettel… Đáng chú ý, so với báo cáo TRAC 2017, có 5 DN không có tiến bộ nào trong lĩnh vực công khai thông tin chương trình phòng chống tham nhũng (vẫn 0 điểm), gồm: Hòa Phát, Mobifone, Thế Giới Di Động, Công ty TNHH MTV Dầu khí TP Hồ Chí Minh và Viettel.

Về lĩnh vực minh bạch cấu trúc và tỷ lệ sở hữu, báo cáo cho thấy kết quả khả quan với điểm trung bình của 45 DN là 66. 1/3 số DN được khảo sát đạt điểm tối đa (100 điểm). Các công ty niêm yết thể hiện kết quả tốt nhất với điểm trung bình là 88, tiếp theo là các DN nhà nước với 60 điểm. Các DN FDI đứng sau cùng với 32 điểm.

Báo cáo của TT dành lời khen ngợi cho các DN nhà nước với việc Agribank, Mobifone, Vinataba, SJC, VRG đều đạt điểm tối đa (100 điểm) và bày tỏ sự thất vọng với các DN FDI khi điểm trung bình của nhóm chỉ là 32.

Về lĩnh vực thông tin tài chính cơ bản tại từng quốc gia nơi doanh nghiệp hoạt động, báo cáo cho hay trong số 18 DN lớn nhất được khảo sát có hoạt động bên ngoài Việt Nam, không có DN nào công khai thông tin. Riêng Mobifone có cung cấp thông tin về các đóng góp cho cộng đồng ở Việt Nam.
Minh bạch giảm nguy cơ tham nhũng

Với các kết quả, TT khuyến nghị Chính phủ cần đưa ra áp dụng và tăng cường các quy định về chương trình và chính sách phòng, chống tham nhũng cho các DN. Các nguyên tắc chung có thể tìm thấy tại “Các nguyên tắc chung phòng chống hối lộ trong kinh doanh của Tổ chức Minh bạch quốc tế”. Bên cạnh đó, Chính phủ cần đưa ra các quy định về công khai thông tin kèm theo các biện pháp trừng phạt thích đáng, phù hợp cho các công ty niêm yết, DN nhà nước và DN FDI.

Người sáng lập đồng thời là Giám đốc Tổ chức hướng tới minh bạch Nguyễn Thị Kiều Viễn cho biết, minh bạch là chìa khóa để thúc đẩy môi trường kinh doanh liêm chính tại Việt Nam. Công khai thông tin DN làm giảm thiểu nguy cơ tham nhũng. Các DN càng minh bạch thì càng được nhà đầu tư, đối tác và khách hàng tin tưởng. Nếu DN xây dựng và công khai Chương trình chống hối lộ, đây sẽ là bước đi tích cực giúp họ đạt được điều đó. “Việc công khai thông tin sẽ giúp phát triển môi trường đầu tư bền vững, khuyến khích các hành vi có trách nhiễm và hỗ trợ ra quyết định tốt hơn cho các doanh nghiệp ở cả khu vực công và khu vực tư”, vị này nhấn mạnh. Đồng thời cho rằng, nâng cao tính minh bạch cũng mang lại lợi ích kinh tế cho các DN.
Việc không công khai thông tin sẽ khiến các bên liên quan hoài nghi về cam kết của DN trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Vì vậy, thời gian tới, Nhà nước cần ban hành các quy định nhằm khuyến khích DN thực hiện công khai thông tin liên quan đến phòng, chống tham nhũng.

Giám đốc Tổ chức hướng tới minh bạch Nguyễn Thị Kiều Viễn
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

04 Jul, 08:56 PM

Kinhtedothi- Mặc dù các phương án bồi thường và tái định cư đã được phê duyệt, nhưng đến đầu tháng 7/2025, nhiều địa phương vẫn chưa hoàn tất việc chi trả và thu hồi đất cho Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên. Lãnh đạo tỉnh yêu cầu khẩn trương tháo gỡ những điểm nghẽn, tránh ảnh hưởng đến tiến độ chung.

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

04 Jul, 02:25 PM

Kinhtedothi - Giải thưởng Thanh niên sống đẹp năm 2025 sẽ tuyên dương 20 gương thanh niên tiêu biểu trên các lĩnh vực. Các cá nhân được nhận giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” là những người có những hành động đẹp, tạo sự lan tỏa, truyền năng lượng tích cực cho xã hội, đặc biệt là các bạn trẻ.

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

03 Jul, 09:44 PM

Kinhtedothi - Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ