Mô hình nào cho phát triển khu đô thị mới ở Việt Nam

PGS,TS.KTS Nguyễn Hồng Thục
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trong khoảng một vài chục năm lại đây, nhiều người đã lên tiếng báo động về sự bùng nổ dân số và quá trình đô thị hóa tập trung.

Với tốc độ như hiện nay, dân số thế giới sẽ vượt qua con số 8 tỉ người vào năm 2025, trong đó trên 60 70% sẽ sinh sống trong các khu vực đô thị.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Các nước phát triển hiện đang có khoảng trên 80% dân cư đô thị, còn các nước đang phát triển đang trải qua quá trình đô thị hoá với tốc độ chóng mặt. Hàng triệu người sống chen chúc trong các TP lớn và không được thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu là việc làm và nhà ở, chưa nói tới các dịch vụ xã hội như giáo dục, chăm sóc sức khỏe, cung cấp nước sạch, hạ tầng kỹ thuật...
Theo các nghiên cứu hiện nay, chủ nghĩa đại đô thị (Super Urbanism) dường như đang là "xu hướng của thế giới" khi mà số lượng người đến định cư ở các TP ngày càng tăng lên do cơ hội và việc làm. Cuộc cách mạng thông tin đã và đang dẫn tới việc đồng nhất hóa các phong cách sống.
Lối sống đô thị công nghiệp là phong cách sống được chấp thuận ở các quốc gia phát triển, trong khi vẫn còn tồn tại một số xung đột cần được giải quyết tại các nước kém phát triển hơn. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng xem xét một số khía cạnh quan trọng nhất của sự phát triển đô thị và các mô hình phát triển đô thị. Mời quý độc giả đón đọc toàn văn bài viết “Mô hình nào cho phát triển khu đô thị mới ở Việt Nam” của PGS,TS.KTS Nguyễn Hồng Thục (Viện trưởng Viện Nghiên cứu định cư) tại đây.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần