Từ ngày 17/12, đơn vị thi công đã bắt đầu rào chắn cứng hai bên mép đường trục Tố Hữu - Lê Văn Lương, đoạn từ Hoàng Minh Giám - Vũ Hữu. Mỗi bên dài 630m, từ mép bó vỉa cứng kéo rộng ra 3m. Theo đó, làn đường dành cho các loại phương tiện thông thường đã bị thu hẹp mỗi chiều chỉ còn một nửa.
Trước đó, dải phân cách giữa đoạn tuyến này đã được thu hẹp để mở rộng làn đường vốn chỉ dành riêng cho xe buýt BRT. Vì thế, để đảm bảo lưu thông, làn đường dành riêng cho xe buýt BRT trên trục Tố Hữu - Lê Văn Lương, đoạn từ Hoàng Minh Giám - Vũ Hữu, đã được mở rộng để sử dụng hỗn hợp, các loại phương tiện khác có thể đi vào.
Đội trưởng Đội CSGT số 7, Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội, Trung tá Nguyễn Đức Thắng khẳng định: “Tại hai đầu đoạn tuyến Hoàng Minh Giám - Vũ Hữu, nhà thầu đã cho căm biển chỉ dẫn “Hết làn đường riêng xe buýt BRT”. Từ sau biển báo này, các phương tiện có thể đi vào làn dành riêng xe buýt BRT mà không bị xử lý. Đến khi thấy biển báo: “Làn đường dành riêng cho xe buýt BRT", các phương tiện mới phải chuyển về làn thông thường”.
Đội CSGT số 7 tại hai nút giao: Tố Hữu - Khuất Duy Tiến; Lê Văn Lương - Hoàng Minh Giám đã hướng dẫn rất nhiệt tình cho người tham gia giao thông. |
Tuy nhiên, vẫn có không ít phương tiện chen chúc trên làn đường cũ, khiến khu vực nút giao Tố Hữu - Khuất Duy Tiến nhiều thời điểm rời vào ùn ứ. Tháng 10 vừa qua, dự án hầm chui trực thông trên đường Lê Văn Lương, đoạn nút giao Khuất Duy Tiến đã được khởi công.
Nhà thầu đã cho căm biển chỉ dẫn “Hết làn đường riêng xe buýt BRT, nhưng vẫn có một số phương tiện tham giao giao thông trên làn đường cũ |
Để di dời 19 lộ cáp điện, sẽ phải rào chắn hai bên mép đường, hạ ngầm cáp mới, sau đó mới dỡ bỏ cáp cũ, GPMB phục vụ thi công hầm chui. Dự kiến, đoạn tuyến Hoàng Minh Giám - Vũ Hữu sẽ có rào chắn cứng hai bên đường phục vụ thi công, kéo dài từ nay tới tháng 6/2021.
Hình ảnh PV Báo Kinh tế & Đô thị ghi nhận tại hai nút giao: Tố Hữu - Khuất Duy Tiến; Lê Văn Lương - Hoàng Minh Giám |