Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Mở rộng, nâng cấp Nhà máy chế biến condensat của PV Oil

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Dự án đầu tư mở rộng, nâng cấp Nhà máy chế biến condensat công suất 250.000 tấn condensat/năm của Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) vừa được đưa vào quy hoạch phát triển ngành Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2015, định hướng 2025.

KTĐT - Dự án đầu tư mở rộng, nâng cấp Nhà máy chế biến condensat công suất 250.000 tấn condensat/năm của Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) vừa được đưa vào quy hoạch phát triển ngành Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2015, định hướng 2025.

Giao Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chỉ đạo Tổng công ty Dầu Việt Nam lập, trình duyệt và triển khai Dự án trên, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải lưu ý yêu cầu bảo đảm công nghệ tiên tiến, hiện đại, chất lượng sản phẩm và môi trường đáp ứng tối thiểu theo tiêu chuẩn của Việt Nam.

Condensate là sản phẩm lỏng bị lôi cuốn theo khí đồng hành hay khí thiên nhiên trong quá trình khai thác dầu khí, được ngưng tụ và thu hồi sau khi qua các bước xử lý, tách khí bằng các phương pháp làm lạnh ngưng tụ, chưng cất nhiệt độ thấp, hấp phụ, hấp thụ...

Thành phần chính của Condensate là các hydrocarbon no như pentane, hexane, heptane... (C5+), ngoài ra còn có các hydrocarbon mạch vòng, các nhân thơm và một số tạp chất khác.

Condensate được sử dụng chủ yếu để pha chế xăng, dung môi pha sơn, dung môi trong công nghiệp.

Hiện ngành Dầu khí đã triển khai một số nhà máy chế biến condensate như Nhà máy chế biến Condensate Thị Vải thuộc Công ty Chế biến Kinh doanh các Sản phẩm Dầu mỏ (PDC) quản lý với công suất chế biến 130.000 tấn Condensate nặng, và 65.000 tấn Condensate nhẹ mỗi năm. Nhà máy chế biến Condensate Cát Lái với công suất chế biến 350.000 tấn/năm.