Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Mọi hành vi xâm hại bảo vệ nguồn cung cấp nước sạch đều bị xử lý nghiêm

Kinhtedothi - Ngày 25/11, UBND thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 5497/UBND-ĐT về thực hiện Chỉ thị số 34/CT-TTg, ngày 28/8/2020, của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch, bảo đảm cấp nước an toàn, liên tục.
Công văn nêu rõ, để bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch an toàn, liên tục cho nhân dân, chủ động ứng phó với điều kiện biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đô thị và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, quan điểm chỉ đạo của UBND thành phố: Các sở, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân cần quán triệt và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nước sạch đối với đời sống con người và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; có hành động thiết thực để bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, công trình cấp nước và sử dụng nước tiết kiệm, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
 Ảnh minh họa

Nguồn nước, công trình cấp nước và quy trình sản xuất, truyền tải, cung cấp nước sạch phải được giám sát nghiêm ngặt, liên tục để bảo đảm nước sạch được cung cấp phục vụ đời sống, sinh hoạt của nhân dân có chất lượng tốt nhất và tuyệt đối an toàn. Mọi hành vi xâm hại hành lang bảo vệ nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, công trình cấp nước, gây ô nhiễm nguồn nước, mất an toàn trong sản xuất, truyền tải, cung cấp nước sạch phải được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Tháo gỡ những vướng mắc, để huy động các nguồn lực, ưu tiên đầu tư công trình cấp nước nhằm cung ứng đầy đủ, liên tục và bảo đảm chất lượng nguồn nước sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, nhất là các khu vực nông thôn, nguồn nước ô nhiễm, vùng sâu, vùng xa; đồng thời bảo đảm yêu cầu xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đi trước một bước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Đổi mới mô hình đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ mới trong quản lý, vận hành, giám sát hệ thống sản xuất, truyền tải, cung cấp nước sạch; bảo đảm chất lượng, an toàn, giảm tỷ lệ thất thoát nước và đáp ứng các yêu cầu về xây dựng hệ thống hạ tầng đô thị trong xu hướng phát triển đô thị thông minh, đô thị sinh thái và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Để thực hiện Chỉ thị số 34/CT-TTg, ngày 28/8/2020, của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch, bảo đảm cấp nước an toàn, liên tục, song song với ban hành đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp, UBND thành phố cũng yêu cầu các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện các nhiệm vụ nêu tại công văn này; đồng thời, chịu trách nhiệm trước UBND thành phố về kết quả triển khai thực hiện, định kỳ đánh giá kết quả thực hiện gửi Sở Xây dựng trước ngày 30/11 hằng năm để tổng hợp báo cáo UBND thành phố.

UBND thành phố cũng giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện các nhiệm vụ, kịp thời báo cáo UBND thành phố những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Chỉ thị số 34/CT-TTg, ngày 28/8/2020, của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch, bảo đảm cấp nước an toàn, liên tục.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội yêu cầu các phường nội đô triển khai đồng bộ đổi mới công tác vệ sinh môi trường

Hà Nội yêu cầu các phường nội đô triển khai đồng bộ đổi mới công tác vệ sinh môi trường

10 Jul, 09:31 AM

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội đã ban hành Công văn số 3984/UBND-NNMT (ngày 8/7) yêu cầu các địa phương khẩn trương thực hiện Kế hoạch số 366/KH-UBND ngày 13/12/2024 nhằm đổi mới toàn diện công tác vệ sinh môi trường, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt bằng phương tiện cơ giới, hiện đại.

Tạo chuyển biến từ mô hình chính quyền 2 cấp

Tạo chuyển biến từ mô hình chính quyền 2 cấp

10 Jul, 08:10 AM

Kinhtedothi - Từ tháng 7/2025, mô hình chính quyền 2 cấp chính thức đi vào vận hành với thẩm quyền mới trong lĩnh vực môi trường. Chính quyền địa phương vốn đang “bế tắc” khi triển khai phân loại rác sinh hoạt tại nguồn, nay được tạo thêm đòn bẩy mới. Liệu điều này sẽ trở thành bước ngoặt, giúp phá vỡ khó khăn tồn đọng lâu nay?

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ