Phong tỏa 128 điểm, 13 chùm ca bệnh phức tạpTheo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính từ giai đoạn thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP đến nay, Hà Nội ghi nhận 5.353 ca mắc (trung bình 113,89 ca/ngày), trong đó 1.980 ca ngoài cộng đồng (36,98%), 2.621 ca tại khu cách ly (48,96%), 730 ca tại khu phong tỏa (13,63%), 22 ca nhập cảnh (0,43%).
Bản đồ tình hình dịch Covid-19 tại Hà Nội tính đến 18h ngày 27/11. |
Theo đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch Covid-19, Hà Nội hiện dịch ở cấp độ 2 - nguy cơ trung bình (ảnh: Ngọc Tú). |
Sẵn sàng kịch bản 100.000 ca mắcTrước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhu cầu điều trị sẽ tăng, Hà Nội đã xây dựng phương án đáp ứng thu dung, điều trị “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch Covid-19 hiệu quả” theo mô hình 3 tầng của Bộ Y tế. Ước tính thời gian tới có 2% ca nặng và nguy kịch, 6% mức độ vừa, 92% nhẹ hoặc không có triệu chứng.Tầng 1 là các cơ sở thu dung và trạm y tế lưu động: Hiện tất cả những bệnh nhân nhẹ (có biểu hiện không đặc hiệu như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi, không viêm phổi hoặc thiếu oxy, SpO2 trên 96%, nhịp thở dưới 20 lần/phút) và không triệu chứng (không có biểu hiện lâm sàng, được khẳng định nhiễm SARS-CoV-2) được điều trị tại tầng 1.TP hiện có 5 cơ sở thu dung, điều trị đã được triển khai tại Thượng Thanh, Long Biên, quy mô 2.000 giường; Ký túc xá Trường Đại học Phenikaa ở quận Hà Đông (hiện đang điều trị cho 463 F0); Cơ sở điều trị Đền Lừ III (đang điều trị cho 840 F0); Cơ sở điều trị Thượng Thanh đang điều trị cho 838 F); Cơ sở điều trị Pháp Vân - Tứ Hiệp (đang điều trị cho 236).TP cũng thí điểm cơ sở thu dung F0 nhẹ không triệu chứng tại cộng đồng ở 5 địa phương (hiện chưa thu dung bệnh nhân): Trung tâm Văn hóa Thể thao phường Thạch Bàn (quận Long Biên) với quy mô 150 giường; Trường THCS Tiền Yên (huyện Hoài Đức) 300 giường; Phòng khám Đa khoa Minh Phú (huyện Sóc Sơn) 200 giường; Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (huyện Thanh Trì) 300 giường; Trường mầm non Lê Thanh A (huyện Mỹ Đức) 200 giường.Tầng 2 - điều trị 6% bệnh nhân mức độ vừa. F0 được chăm sóc bởi 19 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, thành phố phụ trách, có đủ chuyên khoa và thiết bị chẩn đoán như: Đa khoa Hoài Đức, Quốc Oai, Đan Phượng, Phúc Thọ, Mỹ Đức...Các bệnh nhân tại đây thường trên 65 tuổi, có bệnh nền hoặc mắc Covid-19 mức độ vừa (viêm phổi, khó thở, thở nhanh 20-25 lần/phút; da khô, nhịp tim nhanh, huyết áp bình thường và không có dấu hiệu suy hô hấp nặng, SpO2 94-96%, có thể khó thở khi đi lại trong nhà, lên cầu thang); trẻ dưới 2 tháng tuổi nhịp thở trên 60 lần/phút; trẻ 2-11 tháng nhịp thở trên 50 lần/phút; trẻ 1-5 tuổi thở trên 40 lần/phút và không có các triệu chứng viêm phổi nặng; X-quang hoặc CT ngực của bệnh nhân cho thấy có tổn thương dưới 50%.Tầng 3 - điều trị 2% F0 nặng và nguy kịch (thở máy, cần hỗ trợ về chức năng sống, lọc máu, ECMO...) do bệnh viện tuyến thành phố, bệnh viện hạng I và các bệnh viện tuyến trung ương, bộ, ngành đảm nhiệm, gồm: Bệnh viện Điều trị người bệnh Covid-19 (quy mô lớn nhất miền Bắc), Đa khoa Đức Giang, Thanh Nhàn, Xanh Pôn, Hà Đông... Trong đó, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang hiện đang điều trị cho 142 F0; Thanh Nhàn điều trị 92 F0; Hà Đông 127 F0… Hà Nội cũng đã xây dựng kịch bản ứng phó nếu TP ghi nhận 10.000 ca nhiễm: tầng 1 tăng lên 9.200 giường; tầng 2 có 600 giường; tầng 3 là 200 giường. Trường hợp xuất hiện 40.000 ca, các tầng điều trị lần lượt tăng số giường lên 36.800, 2.400 và 800.Nếu có 100.000 ca, TP chuẩn bị tổng cộng 92.000 giường ở tầng 1 (22.100 giường tại các cơ sở thu dung, điều trị và 69.900 giường tại các trạm y tế lưu động thuộc quận, huyện, thị xã); 6.000 giường ở tầng 2 và 2.000 giường ở tầng 3.