Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Móng Cái là cực tăng trưởng kinh tế năng động của Quảng Ninh

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - KKT cửa khẩu Móng Cái sẽ trở thành một cực tăng trưởng kinh tế năng động bền vững của tỉnh Quảng Ninh và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Định hướng này được nêu rõ trong quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế (KKT) cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đồng thời, KKT cửa khẩu Móng Cái là khu kinh tế có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại, có mạng lưới dịch vụ hoàn thiện; trung tâm du lịch quốc tế, một trọng điểm du lịch hàng đầu quốc gia; có hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú; đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao; quốc phòng - an ninh được đảm bảo, là phòng tuyến vững chắc bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.
Cửa khẩu quốc tế Móng Cái - nơi giao thương giữa thành phố Móng Cái (Quảng Ninh, Việt Nam) với thị xã Đông Hưng (Quảng Tây, Trung Quốc)
Cửa khẩu quốc tế Móng Cái - nơi giao thương giữa thành phố Móng Cái (Quảng Ninh, Việt Nam) với thị xã Đông Hưng (Quảng Tây, Trung Quốc)
Theo định hướng, KKT cửa khẩu Móng Cái phát triển theo mô hình và cấu trúc không gian theo hướng 1 trục 2 vùng (phía Bắc và phía Nam) với 3 trung tâm (1 trung tâm hạt nhân là đô thị tích hợp mới (Khu trung tâm hành chính) và 2 trung tâm động lực là trung tâm Khu công nghiệp Cảng biển Hải Hà và thành phố cửa khẩu Móng Cái).

Cấu trúc không gian thành 5 khu vực phát triển chính: (1) Khu A - Đô thị Móng Cái (trung tâm động lực); (2) Khu B - Khu vực Hải Hà (trung tâm động lực); (3) Khu C - Đô thị trung tâm hành chính, dịch vụ tổng hợp mới (trung tâm hạt nhân); (4) Khu D - Khu vực du lịch biển đảo phía Nam (vùng phía Nam); (5) Khu E - Dịch vụ thương mại vùng biên và phát triển nông thôn mới (vùng phía Bắc).

Trong Khu B - Khu vực Hải Hà (trung tâm động lực) hình thành các khu đô thị mới dọc tuyến đường kết nối giữa Hải Hà và Móng Cái. Tổ chức khai thác du lịch sinh thái gắn với bảo tồn rừng ngập mặn; hình thành các khu dịch vụ và khu nhà ở xã hội tại phía Bắc Khu công nghiệp Cảng biển Hải Hà để giải quyết nhu cầu nhà ở cho Khu công nghiệp và Cảng biển Hải Hà.

Khu D - Khu vực du lịch biển đảo phía Nam (vùng phía Nam) hình thành hành lang du lịch biển đảo tầm cỡ khu vực và quốc tế trên cơ sở kết nối quần thể du lịch ven biển Quảng Ninh (từ đảo Hoàng Tân - Tuần Châu - Hạ Long - Bái Tử Long - Vân Đồn - Móng Cái - Trà Cổ).

Khu E - Dịch vụ thương mại vùng biên và phát triển nông thôn mới (vùng phía Bắc) hình thành các trung tâm thương mại - dịch vụ, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đồng thời tăng cường ổn định kinh tế cho khu vực vùng biên...