Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Một ông lớn hàng không chia cổ tức bằng cổ phiếu, cổ đông xếp hàng chờ

Kinhtedothi - Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (mã ACV) lần đầu tiên trong lịch sử sẽ chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ lên đến 64,58%, tương đương phát hành khoảng 1,4 tỷ cổ phiếu mới để tăng vốn điều lệ từ 21.771 tỷ đồng lên 35.830 tỷ đồng.

Lực bán gia tăng mạnh cuối phiên, VN-Index rơi gần 10 điểm

Sau hai phiên tăng điểm liên tiếp, thị trường chứng khoán Việt Nam điều chỉnh trong phiên 22/5 với lực bán gia tăng mạnh vào cuối phiên. VN-Index có thời điểm vượt mốc 1.330 điểm trong phiên sáng, nhưng nhanh chóng quay đầu giảm và chốt phiên ở mức 1.313,84 điểm, mất 9,2 điểm (tương đương 0,7%) so với phiên trước. Đây cũng là mức đóng cửa gần sát đáy trong ngày và thấp hơn gần 18 điểm so với đỉnh phiên.

Thanh khoản toàn thị trường tăng so với phiên liền trước, cho thấy lực cung gia tăng đáng kể. Riêng sàn HOSE ghi nhận tổng giá trị giao dịch đạt 26.100 tỷ đồng, cao hơn mức 24.900 tỷ của phiên trước. Sàn HNX và UPCoM ghi nhận thanh khoản lần lượt gần 1.500 tỷ đồng và 600 tỷ đồng.

Áp lực chốt lời diễn ra mạnh mẽ trong phiên chiều khiến sắc đỏ lan rộng. Trên HOSE, có tới 214 mã giảm giá, áp đảo so với 98 mã tăng. Tương tự, sàn HNX có 110 mã giảm và 59 mã tăng, UPCoM ghi nhận 158 mã giảm so với 133 mã tăng.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng đồng loạt điều chỉnh, với 19 mã giảm giá từ 0–2%. Các mã giao dịch sôi động gồm SHB, VPB, TCB, MBB và ACB, với khối lượng từ 18 đến 76 triệu đơn vị. Tuy nhiên, một số cổ phiếu vẫn giữ được sắc xanh, nổi bật là EIB tăng 4,2% với thanh khoản 36 triệu cổ phiếu, KLB tăng mạnh nhất nhóm với 4,6%.

Cổ phiếu VHM từng có lúc tăng hơn 5% trong phiên sáng, góp phần nâng đỡ nhóm bất động sản, nhưng sau đó hạ nhiệt về mức tăng 1,2%. Nhiều cổ phiếu bất động sản quay đầu giảm mạnh như IDJ, V21, HU6 mất khoảng 6%; DTA, LSG giảm 5%; QCG, DRH, NBB, API giảm quanh 3%.

Ngoài ra, phần lớn các nhóm ngành khác như thực phẩm, hóa chất, công nghệ, bán lẻ, vận tải, chứng khoán, bảo hiểm… cũng chìm trong sắc đỏ. Những mã có tác động tiêu cực nhất lên VN-Index gồm VPL (giảm hơn 6%, kéo chỉ số giảm 2,4 điểm), cùng VIC, FPT, MBB, CTG, BID, TCB, GVR, LPB, VCB – tổng cộng lấy đi gần 5 điểm của chỉ số. Ở chiều ngược lại, VHM, GAS, EIB, HVN, POW… là những mã hỗ trợ chỉ số, đóng góp khoảng 3,2 điểm.

Giao dịch khối ngoại tiếp tục duy trì xu hướng mua ròng trên HOSE, nhưng giá trị giảm mạnh chỉ còn 114 tỷ đồng – bằng 1/4 phiên trước. Các mã được mua ròng mạnh nhất là VIX, MWG, VHM, EIB. Ngược lại, FPT bị khối ngoại bán ròng hơn 132 tỷ đồng – là mã duy nhất ghi nhận giá trị bán ròng vượt 100 tỷ đồng trong phiên.

ACV lần đầu chia cổ tức bằng cổ phiếu, hơn 10.000 cổ đông xếp hàng chờ

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (mã ACV) lần đầu tiên trong lịch sử sẽ chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ lên đến 64,58%, tương đương phát hành khoảng 1,4 tỷ cổ phiếu mới để tăng vốn điều lệ từ 21.771 tỷ đồng lên 35.830 tỷ đồng.

Phương án này đã được thông qua với sự đồng thuận cao từ phía cổ đông: 78 cổ đông, đại diện cho 96,465% số cổ phần có quyền biểu quyết, đã tán thành phương án phân phối lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối năm 2023. Theo đó, ACV sẽ dành 7.130 tỷ đồng cho quỹ đầu tư phát triển, phần còn lại – khoảng 14.000 tỷ đồng – sẽ được sử dụng để chia cổ tức bằng cổ phiếu.

Đây là động thái chưa từng có kể từ khi ACV cổ phần hoá và niêm yết trên sàn chứng khoán năm 2016. Trước đó, doanh nghiệp này từng chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 6-9% trong giai đoạn 2016-2018, nhưng đã dừng lại từ năm 2019 đến nay.

Tính đến ngày 7/5/2025, ACV có tổng cộng 10.653 cổ đông, trong đó cổ đông lớn nhất là Bộ Tài chính, sở hữu gần 2,08 tỷ cổ phiếu, tương đương 95,4% vốn điều lệ. Ngoài ra, Công đoàn ACV nắm giữ hơn 3 triệu cổ phiếu.

ACV hiện đang giữ vai trò độc quyền trong quản lý, khai thác hệ thống 22 sân bay trên toàn quốc (gồm 9 quốc tế và 13 nội địa) và cung cấp toàn bộ các dịch vụ hàng không thiết yếu như an ninh, mặt đất, phục vụ hành khách, cất – hạ cánh…

Về tình hình tài chính, tính đến 31/12/2025, tổng tài sản của ACV đạt 75.595 tỷ đồng, trong đó tiền và tương đương tiền giảm mạnh còn 3.011 tỷ đồng, và tiền gửi ngân hàng cũng giảm từ 20.248 tỷ xuống 17.500 tỷ đồng.

Quý 1/2025, ACV ghi nhận doanh thu hơn 6.368 tỷ đồng, tăng hơn 12% so với cùng kỳ, trong khi lợi nhuận sau thuế đạt 3.014 tỷ đồng, tăng nhẹ 6%.

Dự kiến, ngày 29/5/2025, ACV sẽ chốt danh sách cổ đông tham dự ĐHĐCĐ thường niên, với thời điểm tổ chức vào cuối tháng 6, bao gồm nhiều nội dung quan trọng như kế hoạch năm 2025, phân phối lợi nhuận, lựa chọn đơn vị kiểm toán và các tờ trình về lương – thù lao lãnh đạo.

Việc chia cổ tức bằng cổ phiếu lần này không chỉ giúp ACV gia tăng quy mô vốn mà còn thể hiện chiến lược giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư trong bối cảnh ngành hàng không đang phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội sẽ tiên phong trong thúc đẩy kinh tế tư nhân

Hà Nội sẽ tiên phong trong thúc đẩy kinh tế tư nhân

22 Jun, 08:46 AM

Kinhtedothi- Hà Nội sẽ đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng, phát triển bền vững kinh tế của Thủ đô. Các cơ chế, chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển DN tư nhân đã và đang được TP nỗ lực thực hiện đồng bộ.

Hướng dẫn chuyển đổi mã số thuế, giảm thủ tục cho người dân

Hướng dẫn chuyển đổi mã số thuế, giảm thủ tục cho người dân

21 Jun, 09:33 AM

Kinhtedothi - Từ ngày 01/7/2025, cá nhân là công dân Việt Nam sẽ sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế (MST) trong các giao dịch liên quan đến nghĩa vụ thuế. Đồng thời, số định danh cá nhân của người đại diện hộ gia đình, đại diện hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh cũng được sử dụng thay cho MST của hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đó.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ