Một số doanh nghiệp cung cấp trò chơi điện tử có sai phạm
Theo Thanh tra Bộ, một số doanh nghiệp cung cấp trò chơi điện tử vẫn còn một số sai phạm sau: Không hiển thị kết quả phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi (18+) đối với trò chơi điện tử G1; tự ý thay đổi tên trò chơi, cập nhật, nâng cấp phiên bản mới so với Quyết định phê duyệt đã được cấp.

Các sai phạm trên là hành vi vi phạm quy định tại Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/2/2020 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực, bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 14/2022/NĐ-CP ngày 27/1/2022 của Chính phủ.
Sau quá trình kiểm tra cho thấy nguyên nhân của những sai phạm trên là do các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 chủ yếu phát hành trên nền tảng smartphone, vòng đời các trò chơi tương đối ngắn (chỉ sau một khoảng thời gian là không còn người chơi).
Bên cạnh đó, hệ điều hành của điện thoại thường xuyên được cập nhật, khiến các doanh nghiệp cũng phải thay đổi phiên bản trò chơi để phù hợp. Từ đó dẫn đến việc không kịp thời thực hiện các quy định đối với việc chấp hành chế độ báo cáo việc cập nhật các nội dung thay đổi.
Do đó, để khắc phục những tồn tại trên, Thanh tra Bộ đã kiến nghị khi xây dựng quy định về báo cáo cập nhật phiên bản nên quy định theo hướng để doanh nghiệp tổng hợp, báo cáo theo từng giai đoạn để phù hợp với thực tế cũng như tạo điều kiện để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.

UAE sẽ hợp pháp hóa trò chơi đỏ đen
Kinhtedothi - Để phát triển du lịch, UAE đang lên kế hoạch biến Dubai thành thiên đường cờ bạc, bất chấp các quy định ngăn cấm theo đạo Hồi.

Trung Quốc lập kỷ lục về cấp phép trò chơi điện tử
Kinhtedothi - Chỉ riêng trong tháng đầu năm 2024, Bắc Kinh đã cấp phép cho 115 tựa game.

Tổng doanh thu 5 sàn thương mại điện tử tăng 53,4%
Kinhtedothi - Theo ghi nhận, với doanh thu gần 232,2 nghìn tỷ đồng trong năm 2023, doanh thu 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam tăng 53,4% so với năm 2022.