MTTQ các cấp- cầu nối giữa Nhân dân với Đảng và Nhà nước

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hội thảo do,Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học MTTQ Việt Nam phối hợp...

Kinhtedothi - Hội thảo do,Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học MTTQ Việt Nam phối hợp với Ban Thường trực UB MTTQ  TP Hà Nội đã tổ chức.

Mục đích của hội thảo nhằm tạo điều kiện cho những người làm công tác Mặt trận các cấp, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, những tồn tại, hạn chế, vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận ở cơ sở. Đồng thời, là dịp để cán bộ Mặt trận các cấp của TP đề xuất các giải pháp, kiến nghị phù hợp, góp phần thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng, nhiệm vụ trong thời gian tới.
Chủ tịch UB MTTQ TP Đào Văn Bình phát biểu tại hội thảo.
Chủ tịch UB MTTQ TP Đào Văn Bình phát biểu tại hội thảo.
Với 10 tham luận, hội thảo đưa ra nhiều kinh nghiệm có giá trị hoạt động thực tiễn từ cơ sở.  MTTQ quận Hai Bà Trưng, đã vận động Nhân dân thực hiện việc tang văn minh, kết quả tỷ lệ hỏa táng năm 2012, đạt 63%, nâng lên 75% năm 2015; cùng đó vận động quỹ người nghèo từ năm 2010 đến nay được hơn 10 tỷ đồng, từ nguồn quỹ này đã xây mới và sửa chữa hơn 120 nhà đại đoàn kết, tặng gần 10.000 suất quà cho hộ nghèo, cận nghèo, học sinh nghèo, tạo điều kiện cho hộ nghèo vay 450 triệu đồng phát triển kinh tế, toàn quận hộ nghèo còn dưới 1%...

Ông Phùng Mai Long- Phó Chủ tịch thường trực MTTQ huyện Ba Vì cho biết, là huyện miền núi bán sơn địa, có  trên 2,52 vạn người dân tộc, chiếm 9,12% dân số toàn huyện. MTTQ huyện đã tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc tích cực tham gia khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng chính quyền, phát triển kinh tế xã hội.

Năm 2005, thu nhập của đồng bào dân tộc Ba Vì đạt 6 triệu đồng/người/năm, nâng lên 20,7 triệu đồng năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo của 7 xã miền núi giảm còn 11,4%; hiện 73/73 thôn (đạt 100%) có điện sinh hoạt, 80,5% hộ đạt gia đình văn hóa; có 10 người dân tộc là đại biểu HĐND của TP và huyện, 14 Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch HĐND, 6 Chủ tịch UBND xã, 69 Trưởng, Phó các ban, ngành, đoàn thể…

Tuy nhiên, đồng bào dân tộc còn gặp khó khăn, đất sản xuất ít (25m2/người), hạ tầng kỹ thuật giao thông, thủy lợi còn thiếu, mức hưởng thụ văn hóa chênh lệch… rất cần được quan tâm hơn nữa của TP.

Trong xây dựng nông thôn mới, MTTQ huyện Thạch Thất cùng chính quyền vận động Nhân dân hiến hàng 1.000 m2 đất ở, đất nông nghiệp làm đường, đóng góp nhiều tỷ đồng để làm các công trình phục lợi, công cộng.

Điển hình, gia đình bà Đinh Thị Tình (xã Tiến Xuân), hiến 770m2 đất nông nghiệp, hộ nhà ông Nguyễn Văn Quý (xã Tân Xã) hiến 300 đất thổ cư để mở đường dân sinh, gia đình anh Nguyễn Anh Tài (xã Đồng Trúc) góp 200 triệu đồng xây dựng nhà văn hóa, đầu tư trên 1,3 tỷ đồng xây đoạn đường dài  620 m, rộng  3,5 m. Công ty Phú Xuân ủng hộ trên 1 tỷ đồng, Cty Văn Minh 500 triệu đồng…

Các tham luận tại Hội thảo đưa ra nhiều kinh nghiệm trong thực hiện dân chủ, chính sách đoàn kết với đồng bào nơi có đạo, đồng bào dân tộc thiểu số, xây dựng nông mới…; công tác giám sát, phản biện xã hội, giám sát thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, xây dựng đảng, chính quyền ngày càng trong sạch, vững mạnh; công tác giám sát đầu tư cộng đồng về các dự án, ở cơ sở, đạt hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng công trình, chống lãng phí tiêu cực…

Thông qua các hoạt động đó, góp phần tạo sự đồng thuận xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở địa phương; nâng cao vai trò, vị trí của MTTQ các cấp,  thực sự là cầu nối giữ vững mối quan hệ mật thiết giữa Nhân dân với Đảng và Nhà nước.

Kết thúc hội thảo, Chủ tịch UB MTTQ TP Đào Văn Bình, hoan nghênh các tham luận, có giá trị cần nhân rộng; đồng thời đề nghị các đại biểu, tiếp tục  tuyên truyền và triển khai Luật MTTQ ở cơ sở, nhằm phát huy cao quyền làm chủ của Nhân dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ ở địa phương.