70 năm giải phóng Thủ đô

Mưa lớn dữ dội sẽ kéo dài ở nhiều địa phương

Khang Nhi
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 19/7, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia đưa thông tin dự báo mưa lớn ở Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An và khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ.

Diễn biến mưa trong 24 giờ qua

Đêm qua và sáng nay (19/7), ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Lượng mưa tính từ 19 giờ ngày 18/7 đến 08 giờ sáng ngày 19/7 có nơi trên 50mm như: Đông Lai (Hòa Bình) 64.3mm, Nậm Mười (Yên Bái) 69mm, Sa Pa (Lào Cai) 59mm, Hồng An (Cao Bằng) 81.1mm, Cổ Lũng (Thanh Hóa) 88mm, Quỳnh Lưu (Nghệ An) 151.8mm...

Mưa lớn dữ dội sẽ kéo dài ở nhiều địa phương - Ảnh 1

Dự báo diễn biến mưa lớn trong 24 giờ đến 48 giờ tới

Ngày và đêm 19/7, ở Bắc Bộ và khu vực Thanh Hóa, Nghệ An có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 20-50mm, có nơi trên 100mm. Từ ngày và đêm 20/7, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 15-30mm, cục bộ có nơi trên 70mm.

Từ ngày 19-20/7, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to với lượng mưa phổ biến 70-120mm, có nơi trên 170mm (mưa lớn tập trung vào chiều và đêm).

Khu vực

Thời gian ảnh hưởng

Tổng lượng (mm)

Bắc Bộ và khu vực Thanh Hóa, Nghệ An

Từ 10h/19/7-07h/20/7

20-50, có nơi trên 100

Bắc Bộ và khu vực Thanh Hóa, Nghệ An

Từ 07h/20/7-07h/21/7

15-30, có nơi trên 70

Tây Nguyên và Nam Bộ

Từ 10h/19/7-07h/20/7

20-50, có nơi trên 100

Tây Nguyên và Nam Bộ

Từ 07h/20/7-07h/21/7

40-60, có nơi trên 100

 

 Trung tâm cảnh báo, mưa lớn ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ còn có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét, mưa đá:cấp 1.

Dự báo tác động của mưa lớn

Đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp. Đề phòng mưa với cường độ lớn trong một thời gian ngắn gây ngập úng tại các khu đô thị. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

 

Theo Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng, không loại trừ khi dải hội tụ nhiệt đới sau cơn bão số 1 có khả năng cuối tuần này hoặc đầu tuần sau có thể xuất hiện áp thấp nhiệt đới, bão số 2 trên Biển Đông.

Ông Nguyễn Văn Hưởng cho biết, bão số 1 không tác động trực tiếp đến khu vực Hà Nội, khu vực này chỉ ảnh hưởng bởi những hiện tượng dông lốc từ xa và xuất hiện mưa lớn.

Ngoài ra, bão số 1 hoạt động trên dải hội tụ nhiệt đới, không phải cơn bão độc lập nên ngoài gây mưa trong thời điểm bão còn tiếp tục gây mưa sau hoàn lưu bão. Mặc dù bão số 1 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới nhưng Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai cảnh báo trong ngày 19/7, hoàn lưu bão tiếp tục gây mưa to cho nhiều khu vực ở miền Bắc.

Tiếp đến, ngày 20/7, trên các sông suối khu vực Bắc Bộ sẽ xuất hiện một đợt lũ. Đặc biệt, các sông suối nhỏ ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Quảng Ninh có khả năng xuất hiện lũ lớn cục bộ.