Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Mục sở thị đoàn tàu đầu tiên tuyến metro Nhổn - Ga Hà Nội trên đất Pháp

Kinhtedothi - 10 đoàn tàu phục vụ trên tuyến metro Nhổn - Ga Hà Nội được thiết kế để chống lại điều kiện thời tiết thất thường tại Việt Nam, nhất là gió mùa. Đây là 1 trong các thiết kế hiện đại nhất mà Tập đoàn Alstom (Pháp) từng làm.
 Lễ ký kết biên bản ghi nhớ giữa UBND TP Hà Nội và Tập đoàn Alstom.

Ngày 26/10/2019, nhân chuyến thăm và làm việc tại Cộng hoà Pháp của Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, UBND TP Hà Nội và Tập đoàn Alstom (Pháp) đã ký kết biên bản ghi nhớ về hợp đồng hiện tại của Alstom tại Hà Nội, cũng như ra mắt đoàn tàu đầu tiên của tuyến metro Nhổn - Ga Hà Nội. 

Buổi lễ diễn ra tại nhà máy lắp ráp của Tập đoàn Alstom, ở TP Valenciennes, miền Bắc nước Pháp. Đây là cột mốc quan trọng đánh dấu bước tiến mới của dự án sau hơn 2 năm triển khai. Đoàn tàu vừa ra mắt là chiếc đầu tiên trong số 10 đoàn tàu mà Alstom sẽ sản xuất cho dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội.

 Buổi lễ diễn ra tại nhà máy lắp ráp của Tập đoàn Alstom ở TP Valenciennes, miền Bắc nước Pháp. 

Giám đốc dự án Alstom - bà Sylvia Sannelli đánh giá đây là thiết kế độc đáo, và dành riêng cho dự án tại Hà Nội. Đoàn tàu được thiết kế để chống lại điều kiện thời tiết thất thường, nhất là gió mùa. 

Tập đoàn Alstom đã tiến hành nhiều thử nghiệm để đảm bảo đoàn tàu đáp ứng được các tiêu chuẩn của Việt Nam. "Về thiết kế bên ngoài, chúng tôi ưu tiên chọn màu sắc của quả thanh long, vốn là loại quả mang tính biểu tượng cao của Việt Nam. Ngoài ra, thiết kế mặt trước của khoang tàu cũng rất hiện đại, đây là 1 trong các thiết kế hiện đại nhất mà Alstom từng làm”, bà Sylvia Sannelli nói.

 
 

Theo thiết kế, mỗi đoàn tàu của tuyến metro số 3 Nhổn - Ga Hà Nội sẽ có 4 khoang, với tổng chiều dài 78,27m, có 94 ghế được phân chia ra các khu vực cho người tàn tật và có thể chở tổng cộng 944 hành khách mỗi chuyến.

Theo bản ghi nhớ, các thử nghiệm động và tĩnh với đoàn tàu đầu tiên sẽ được thực hiện từ tháng 11/2019 tại xưởng của Alstom tại Valenciennes. Đến tháng 6/2020, đoàn tàu đầu tiên sẽ được chuyển về Việt Nam và lắp đặt thêm các thiết bị nghe nhìn, tín hiệu.

 
 

Thay mặt lãnh đạo TP Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung, cho biết Hà Nội sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ của dự án. TP đã giao cho Công ty Đường sắt Hà Nội phối hợp với Alstom để tiến hành đào tạo ngay các công nhân của đoàn tàu, và thực hiện việc bảo dưỡng sau khi được bàn giao. Chủ tịch UBND TP Hà Nội bày tỏ mong muốn đến tháng 8/2020, 4 đoàn tàu đầu tiên sẽ được chuyển đến Hà Nội và sẽ được tích hợp các bộ phận để có thời gian chạy thử trong 2 tháng.

Dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội dài 12,5 km, khoảng cách giữa 2 ga là 1 km, thời gian chạy tàu từ ga số 1 đến ga số 12 dự kiến là 19,26 phút/chiều đi và chiều ngược lại từ ga Hà Nội đến Depot Nhổn dự kiến là 19 phút/chiều về, tốc độ bình quân khoảng 35 - 37 km/giờ.

Theo kế hoạch, đoàn tàu đầu tiên sẽ về Việt Nam vào quý III/2020, để đáp ứng tiến độ vận hành đoạn trên cao vào tháng 4/2021 và vận hành toàn tuyến vào năm 2022.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thiếu nguồn lực xã hội, còn tiếp tục trì hoãn

Thiếu nguồn lực xã hội, còn tiếp tục trì hoãn

07 Jul, 04:50 AM

Kinhtedothi - Vấn đề kiểm định khí thải đối với xe máy đã được đưa ra bàn thảo, chuẩn bị thực hiện từ nhiều năm qua, nhưng đến nay vẫn chưa thể thống nhất được thời gian và cách thức triển khai. Nguyên nhân chính là lượng xe máy trên toàn quốc quá lớn, nếu chỉ trông chờ vào hệ thống đăng kiểm hiện có, sẽ tiếp tục phải trì hoãn quá trình này thêm vài năm nữa.

Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

05 Jul, 09:50 PM

Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, chuyên gia giao thông, thạc sĩ Vũ Hoàng Chung cho rằng, tổ chức giao thông (TCGT) là yếu tố vô cùng quan trọng. TCGT là kịch bản để vận hành hệ thống giao thông, càng khoa học sẽ càng phát huy tác dụng giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT), tối ưu hóa năng lực cho hạ tầng.

Điều chỉnh hàng loạt biển chỉ dẫn đường bộ sau sáp nhập

Điều chỉnh hàng loạt biển chỉ dẫn đường bộ sau sáp nhập

04 Jul, 03:28 PM

Kinhtedothi - Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về đường bộ... về việc cập nhật, điều chỉnh thông tin biển chỉ dẫn đường bộ phù hợp với đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sau sắp xếp, sáp nhập.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ