Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Mỹ cáo buộc Harvard vi phạm quyền lợi sinh viên Do Thái

Kinhtedothi – Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 30/6 tuyên bố Đại học Harvard đã vi phạm luật dân quyền liên bang khi không xử lý hiệu quả các hành vi quấy rối nhằm vào sinh viên Do Thái và người Israel, làm dấy lên làn sóng tranh cãi về quyền tự trị học thuật và tự do ngôn luận trong môi trường đại học.

Giáo sư Shaul Magid, Giáo sư đầu ngành Nghiên cứu Do Thái hiện đại tại Đại học Harvard. Ảnh: Annette Yoshiko Reed/ The Havard Gazette

Kết luận được công bố sau một cuộc điều tra của Văn phòng Quyền Dân sự thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, trong đó cáo buộc Harvard đã “cố tình thờ ơ” trước tình trạng phân biệt đối xử. Một loạt sự việc bị liệt kê trong báo cáo cho thấy trường đã “phản ứng quá muộn và thiếu cẩn thận”.

Trong thư gửi Chủ tịch Đại học Harvard Alan Garber, các luật sư của chính quyền cảnh báo: “Nếu Harvard không thực hiện cải cách ngay lập tức, toàn bộ nguồn tài trợ liên bang sẽ bị cắt.” Hiện tại, khoảng 2,5 tỷ USD tiền tài trợ nghiên cứu từ liên bang dành cho Harvard đã bị đóng băng, một phần trong chiến dịch mở rộng của ông Trump nhằm siết kiểm soát các trường đại học lớn.

Harvard đã lên tiếng phản đối cáo buộc, khẳng định đã triển khai nhiều biện pháp như cải tiến quy trình kỷ luật và mở rộng đào tạo về người Do Thái. “Harvard hoàn toàn không thờ ơ với vấn đề này và phản đối mạnh mẽ kết luận của chính phủ,” thông cáo của trường nêu rõ.

Đây là bước đi mới nhất trong chuỗi hành động nhằm vào Harvard, ngôi trường giàu nhất và lâu đời nhất nước Mỹ sau khi nhà trường từ chối các yêu cầu cải tổ từ chính quyền Trump. Trước đó, Nhà Trắng từng đe dọa huỷ quyền miễn thuế, chặn tuyển sinh quốc tế và cắt hàng loạt hợp đồng liên bang.

Không chỉ Harvard, nhiều trường đại học hàng đầu khác cũng trở thành mục tiêu. Hồi tháng 5, Columbia bị kết luận vi phạm luật dân quyền do không xử lý hiệu quả các vụ việc bài Do Thái trong các cuộc biểu tình về xung đột Israel – Gaza. Một số nhóm nhân quyền đã phản ứng mạnh, cho rằng việc cắt hợp đồng là hành động trừng phạt vi hiến đối với quyền tự do biểu đạt.

Nhiều cơ sở giáo dục khác cũng chịu áp lực tương tự. Chủ tịch trường Đại học Virginia James Ryan đã phải từ chức vào cuối tháng 6 do tranh cãi xoay quanh chính sách đa dạng và hoà nhập. Hệ thống Đại học California, nơi có gần 300.000 sinh viên, cũng đang bị điều tra về quy trình tuyển dụng.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Châu Á bị rút vốn ồ ạt trong tháng 6

Châu Á bị rút vốn ồ ạt trong tháng 6

01 Jul, 04:37 PM

Kinhtedothi - Nhiều dòng vốn đầu tư nước ngoài đã rời khỏi các thị trường châu Á trong tháng 6, tạo áp lực kép lên tỷ giá và thị trường tài chính khu vực. Nguyên nhân chính đến từ việc đồng USD tăng giá và lãi suất thực tế tại Mỹ vẫn duy trì ở mức cao, khiến các nhà đầu tư ưu tiên tài sản đảm bảo.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ