Mỹ ngừng nhận người di cư, châu Âu tranh cãi về chính sách

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nhà chức trách hơn một nửa số bang ở Mỹ đã tuyên bố không tiếp nhận người di cư Syria, sau vụ tấn công thảm khốc tại Pháp.

Cụ thể, có tới 26 bang quyết định nói không với người di cư vì nỗi lo an ninh sau vụ tấn công Paris. Bang Alabama, Texas và một số bang khác đã đưa ra tuyên bố ngừng tiếp nhận nhưng người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết tính pháp lý của hành động này vẫn chưa rõ ràng.
Gần 30 bang của Mỹ tuyên bố ngừng tiếp nhận người di cư.
Gần 30 bang của Mỹ tuyên bố ngừng tiếp nhận người di cư.
Thống đốc tiểu bang Alabama cho biết, ông sẽ không đặt người Alabama vào những rủi ro kể cả là nhỏ nhất của một cuộc tấn công. Còn tại Michigan, nơi 200 người Syria đã được tái định cư trong năm vừa qua, Thống đốc Snyder đã cho biết ông sẽ đình chỉ việc chấp nhận những người tị nạn mới cho đến khi Bộ An ninh nội địa Mỹ hoàn thành một đánh giá đầy đủ các khe hở và thủ tục an ninh.

Quyết định của các bang được đưa ra sau khi vụ tấn công thảm khốc tại Paris khiến 129 người thiệt mạng vào tối thứ Sáu, 13/11. Bảy kẻ tấn công đã thiệt mạng và một trong số đó là người Syria đã tiến vào châu Âu qua con đường nhập cư.

Trước đó, Tổng thống Obama đã thúc giục, nước Mỹ phải thực hiện nhiệm vụ của mình để giúp những người chạy trốn khỏi cuộc nội chiến. Hàng triệu người di cư đã đến các quốc gia châu Âu và lãnh đạo Mỹ đã hứa sẽ tiếp nhận khoảng 10.000 người di cư Syria trong 12 tháng tới.

Còn tại các nước châu Âu, đang có nhiều tranh cãi xung quanh việc có tiếp tục duy trì chính sách nhập cư hiện nay hay không.

Ngay sau vụ tấn công, Bộ trưởng các vấn đề châu Âu sắp được bổ nhiệm của Ba Lan Konrad Szymanski cho biết, nước này sẽ chỉ chấp nhận những người tị nạn chỉ nếu có đảm bảo an ninh. Đây cũng là vấn đề đặt ra cho Thủ tướng Đức Angela Merkel khi một lượng giảm đáng kể trong tỷ lệ ủng hộ và đang chịu áp lực để đóng biên giới Đức.

Tuy nhiên, trong một lần xuất hiện trước Quốc hội hôm 16/11, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã tuyên bố một cuộc chiến tranh tăng cường nhắm vào các mục tiêu của IS nhưng đồng thời cũng muốn các nước châu Âu tiếp tục giúp đỡ người di cư.

"Vấn đề di cư có liên quan trực tiếp đến các cuộc chiến ở Syria và Iraq và IS. Người di cư cũng là nạn nhân của cuộc chiến tại các quốc gia này. Do đó châu Âu nên có trách nhiệm giúp đỡ”, Tổng thống Pháp nói.

Còn Chủ tịch của Ủy ban châu Âu (EC) Jean Claude Juncker vừa đưa ra một tuyên bố về vấn đề nay vào hôm 15/11, trong đó ông nói rằng không cần thiết phải xem xét lại chính sách nhập cư hiện nay.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần