Giới chức Mỹ chưa chính thức yêu cầu binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ triển khai trên biên giới, nhưng nhấn mạnh rằng bộ binh và pháo binh các đơn vị có thể ngăn chặn IS vận chuyển các chiến đấu cơ từ nước ngoài đến và ra khỏi khu vực chiến tranh ở Syria.
Vụ tấn công Paris khiến nhiều nước bắt buộc siết chặt biên giới.
Trong ảnh: Chủ mưu vụ tấn công Paris
|
"Các biên giới cần phải được niêm phong", truyền thông trong nước trích lời một quan chức cấp cao hôm thứ Sáu, nhấn mạnh rằng IS là một mối đe dọa quốc tế, và tuyến đường qua Thổ Nhĩ Kỳ chính là con đường giao thông huyết mạch của IS.
Cũng theo thông tin từ tờ báo này, giới chức Thổ Nhĩ Kỳ muốn được giúp đỡ tài chính trong việc đối phó với những người di cư Syria và hỗ trợ cho một khu vực an toàn ở Syria để đổi lấy việc niêm phong biên giới. "Chỉ đóng cửa biên giới sẽ không đủ để giải quyết vấn đề của chúng tôi" một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ nói.
Tuy nhiên, quan chức Mỹ cho rằng tăng cường an ninh biên giới là việc Thổ Nhĩ Kỳ phải tự đảm bảo, đặc biệt là sau các cuộc tấn công khủng bố ngày 13 tháng 11.
Vào ngày 13/11, một loạt các cuộc tấn công khủng bố đã được thực hiện tại các địa điểm khác nhau ở thủ đô nước Pháp, dẫn đến cái chết của ít nhất 130 người và làm bị thương hơn 350 người khác.
IS nhận trách nhiệm về các vụ tấn công, gây lo ngại rằng tổ chức này có thể thực hiện các cuộc tấn công lớn hơn ở châu Âu. Kể từ tháng 9/2014, một liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu đã tiến hành các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu của IS ở Iraq và Syria. Đến 30/9 năm nay, quân đội Nga cũng đã bắt đầu một chiến dịch không kích riêng nhắm vào các mục tiêu của IS ở Syria, theo yêu cầu của Tổng thống Syria Bashar Assad.