Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Năm 2022, không thí sinh nào chọn phương thức phỏng vấn để xét tuyển

Kinhtedothi - Trong khoảng 20 nhóm phương thức xét tuyển được các cơ sở đào tạo sử dụng, ngoài những phương thức hiệu quả thì có không ít phương thức được đánh giá là thu hút tuyển sinh kém, thậm chí có phương thức không có thí sinh nào sử dụng để đăng ký xét tuyển.
Nhiều phương thức tuyển sinh kém thu hút thí sinh
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022

Theo dõi, tổng hợp các phương thức xét tuyển đã và đang được các cơ sở đào tạo sử dụng trong tuyển sinh năm 2022, Bộ GD&ĐT phân chia thành 20 nhóm phương thức xét tuyển. Trong số đó, sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT vẫn là phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn nhất (47,98%), phương thức Xét kết quả học tập cấp THPT (học bạ) chiếm 37,18%. Phương thức thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do CSĐT tự tổ chức để xét tuyển vẫn chiếm tỷ lệ hạn chế với 1,31%.

Các nhóm phương thức được xét tuyển trong năm 2022
Các nhóm phương thức được xét tuyển được cơ sở đào tạo sử dụng năm 2022

Ghi nhận thực tế công tác tuyển sinh năm 2022  và phân tích dự liệu nhập học theo từng phương thức xét tuyển, Bộ GD&ĐT nhận định: Một số phương thức xét tuyển được sử dụng nhưng chưa hiệu quả, số thí sinh nhập học rất ít so với chỉ tiêu cũng như trong tổng số thí sinh nhập học.

Các phương thức xét tuyển kém hiệu quả là: Thi văn hóa do CSĐT tổ chức để xét tuyển, Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển, Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với kết quả học tập cấp THPT để xét tuyển Chỉ sử dụng chứng chỉ quốc tế để xét tuyển Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển, Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển Xét tuyển qua phỏng vấn, Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với với phỏng vấn để xét tuyển; trong đó hai phương thức có sử dụng phỏng vấn kém thu hút tuyển sinh nhất với tỷ lệ 0,00% và 0,01 %.

Một số phương thức kém tuyển sinh năm 2022
Một số phương thức kém tuyển sinh năm 2022

Từ thực tế trên, Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở đào tạo phân tích, thống kê kết quả của các phương thức xét tuyển, đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo phương thức xét tuyển; loại bỏ các phương thức xét tuyển không hiệu quả; có phương án xét tuyển để đảm bảo công bằng giữa các phương thức; phải đưa đúng, đủ, chính xác thông tin thí sinh trúng tuyển sớm theo quy định…

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thấu hiểu bản thân để chọn ngành phù hợp

Thấu hiểu bản thân để chọn ngành phù hợp

01 Apr, 04:08 PM

Kinhtedothi – Không ít học sinh lớp 12 vẫn băn khoăn khi chọn ngành, chọn trường hoặc lo lắng không biết ngành mình chọn có bị lạc hậu trong vài năm tới hay không. Các chuyên gia đã gợi mở để học sinh tự đưa ra câu trả lời và có niềm tin vào chính mình.

Các trường cần xem xét, điều chỉnh “tổ hợp lạ”

Các trường cần xem xét, điều chỉnh “tổ hợp lạ”

30 Mar, 09:04 AM

Kinhtedothi – Trong phương án tuyển sinh đại học năm 2025 của một số trường xuất hiện nhiều “tổ hợp lạ” khi tổ hợp xét tuyển không có môn cốt lõi của ngành học. Đại diện Bộ GD&ĐT đề nghị các nhà trường điều chỉnh xét tuyển để gắn giáo dục đại học với giáo dục phổ thông.

Đối thoại tư vấn hướng nghiệp 2025: “Gỡ rối” trước kỳ thi THPT

Đối thoại tư vấn hướng nghiệp 2025: “Gỡ rối” trước kỳ thi THPT

29 Mar, 10:14 PM

Kinhtedothi - Năm 2025 là năm đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT được thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trước nhiều thay đổi của kỳ thi cũng như công tác tuyển sinh đại học, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp 2025”.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ