Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Năm 2023, cúng ông Công, ông Táo vào ngày, giờ nào, cần chú ý điều gì?

Kinhtedothi - Theo các chuyên gia văn hóa, không nên cúng ông Công ông Táo quá sớm, tuyệt đối tránh cúng vào đúng ngày rằm tháng Chạp. Điều quan trọng nhất là lòng thành của gia chủ chứ không phải làm cho có lệ.

Các gia đình nên cúng sớm nhất là từ ngày 20 tháng Chạp đến 23 tháng Chạp.

Theo các chuyên gia văn hóa, lễ cúng ông Công ông Táo có thể thực hiện vào nhiều thời điểm khác nhau, có thể cúng trước hay sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp hoặc trước khoảng 1 - 2 ngày, tùy thuộc vào điều kiện mỗi gia đình. 

Tuy nhiên, không nên cúng muộn hơn 23 giờ ngày 23 tháng Chạp. Bởi mỗi năm chỉ có một ngày, Ngọc Hoàng nghe các Táo báo cáo, do đó Táo quân cần phải lên thiên đình đúng giờ để kịp vào chầu. Nếu Táo quân nào lên thiên đình sớm thì phải chờ đến ngày thiết triều và vị nào lên muộn thì không tham gia được. Chính vì thế, các gia đình không nên cúng sau ngày 23 tháng Chạp.

Năm nay, Tết ông Công ông Táo vào thứ Bảy ngày 14/1/2023. Theo phong tục cổ truyền, lễ cúng ông Công ông Táo thường được cúng vào giờ Ngọ (11 giờ - 13 giờ) ngày 23 tháng Chạp. Đây được coi là giờ linh thiêng, thích hợp nhất để cúng ông Công, ông Táo.

Cần chú ý điều gì khi cúng ông Công, ông Táo

Nhiều người quan niệm, ông Công là thần thổ công, vị thần cai quản đất đai trong nhà, cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà, còn ông Táo trông coi việc bếp núc nên sẽ được cúng ở dưới bếp. Nếu gia chủ có ban thờ Táo quân ở dưới bếp thì có thể đặt mâm lễ cúng ở đây, song vẫn cần có 1 mâm lễ nữa ở ban thờ chính, bởi theo quan niệm dân gian thì ông Công là thần Thổ công, cai quản đất đai trong nhà. Cúng ông Công, ông Táo thì phải chú ý điều này.

Ngoài ra, xét theo ý nghĩa tâm linh thì việc cúng lễ phải được thực hiện ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà. Bếp là nơi đun nấu, dù có lau dọn sạch sẽ đến mấy thì cũng vẫn là không gian sinh hoạt chung, không đủ trang nghiêm.

Ban thờ chính của gia đình là nơi thờ phụng các vị thần linh, đặt mâm lễ cúng ở đây mới thể hiện lòng thành kính của gia chủ với các vị thần linh.

Việc cúng lễ trong ngày 23 tháng Chạp không đòi hỏi quá cầu kỳ nhưng phải tươm tất. Tùy điều kiện và hoàn cảnh của mỗi gia đình để chuẩn bị lễ.

Ngoài ra cần lưu ý người trực tiếp thực hiện nghi lễ cúng ông Công ông Táo phải giữ thân thanh sạch. Khi hành lễ ăn mặc chỉn chu, gọn gàng kín đáo không mặc quần đùi, áo ba lỗ, váy ngắn…

Thả cá chép như nào mới đúng và có tài lộc?

Sau khi cúng lễ nên chọn địa điểm phù hợp, nhẹ nhàng thả cá chép. Theo quan niệm dân gian, cá chép phải được thả trước giờ Ngọ (12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp) thì mới kịp lên Thiên đình. Do vậy, ngay từ tối ngày 22 đến sáng sớm 23 tháng Chạp, người người đã bắt đầu thả cá ra sông, suối, hồ nước gần nhà.

Người Việt Nam quan niệm cá chép là phương tiện để đưa ông Táo về trời, báo cáo với Ngọc Hoàng những chuyện trong năm của các gia đình nơi hạ giới. Bên cạnh đó, tục lệ này còn thể hiện sự từ bi, nhân ái của người Việt, đồng thời cũng là thể hiện cho tinh thần vượt khó để hướng đến những điều tích cực và tốt đẹp hơn. Vậy thả cá chép đưa ông Táo về trời lúc mấy giờ và ở đâu là chuẩn nhất? 

Tuyệt đối không đứng ở thành cầu hay các điểm trên cao ném cá xuống sông, hồ, khiến cá không thể sống được. Người thả cá cũng không phóng sinh cá ở những nơi môi trường bị ô nhiễm vì cá sẽ ít cơ hội để sống sót.

Tuyệt đối tránh hành vi thả cá ồ ạt, theo phong trào, không chú ý xem cá có cơ hội sống sót hay không. Người dân cũng cần tránh việc đi thả cá mà đổ, ném, quăng cá hoặc ném luôn cả túi ni lông chứa cá xuống ao, hồ, làm ô nhiễm môi trường. 

Thả cá chép đúng cách là thả từ từ, nhẹ nhàng xuống sông, hồ để cá còn có cơ hội được sống. Nhiều người cẩn thận còn thắp hương cầu khấn những điều tốt lành cho bản thân, gia đình rồi mới từ từ để cá chép bơi xuống mặt nước với lòng thành kính, thiêng liêng nhất.

NSND Công Lý sẽ đóng vai gì trong Táo Quân 2023?

NSND Công Lý sẽ đóng vai gì trong Táo Quân 2023?

Sau Công Lý, Xuân Bắc cũng trở lại đóng Táo Quân

Sau Công Lý, Xuân Bắc cũng trở lại đóng Táo Quân

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phát triển văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

Phát triển văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

20 Apr, 01:31 PM

Kinhtedothi – Một trong những thông điệp được nhấn mạnh của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4) năm nay là “Cùng sách bước vào Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, cho thấy vấn đề phát triển văn hóa đọc trong bối cảnh chuyển đổi số là nhiệm vụ rất quan trọng, cấp thiết.

“Thư viện mở” nuôi dưỡng tình yêu sách

“Thư viện mở” nuôi dưỡng tình yêu sách

20 Apr, 09:13 AM

Kinhtedothi - Để bồi đắp văn hóa đọc trong nhà trường, thu hút học sinh tìm đến sách và níu chân các em ở lại thư viện lâu hơn, các trường học Hà Nội đã sáng tạo nhiều mô hình thư viện mở, thư viện xanh, thư viện thân thiện…, tạo điều kiện thoải mái, thuận lợi nhất cho học sinh khi đọc sách.

Khai mạc Đường sách Hải Phòng 2025 - “Con đường dẫn đến thành công”

Khai mạc Đường sách Hải Phòng 2025 - “Con đường dẫn đến thành công”

20 Apr, 08:19 AM

Kinhtedothi - Tối 19/4, tại vườn hoa Kim Đồng, vườn hoa Tố Hữu (thuộc dải trung tâm thành phố), Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hải Phòng tổ chức lễ khai mạc Đường sách Hải Phòng 2025. Đây là hoạt động thiết thực nằm trong chuỗi sự kiện văn hóa - thể thao chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025) và Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ