Kinhtedothi - UBND thành phố Hải Phòng vừa ban hành Kế hoạch 106/KH-UBND về phát triển kinh tế số trong các ngành, lĩnh vực trên địa bàn năm 2025. Theo đó, thành phố đặt mục tiêu đến hết năm 2025, tỷ trọng kinh tế số đạt 35% GRDP; kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 15%; thương mại điện tử chiếm trên 15% tổng mức bán lẻ.
Ngoài ra, thành phố hướng tới đạt tỷ lệ trên 0,7 doanh nghiệp công nghệ số/1.000 dân; 85% dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác; hơn 50% người trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân; và 80% dân số trưởng thành có tài khoản định danh điện tử VNeID. Đây là bước đi quan trọng nhằm thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện, phát triển nền kinh tế hiện đại, bền vững của thành phố Hải Phòng.
Kế hoạch của UBND thành phố tập trung vào nhiệm vụ trọng điểm là tổ chức khảo sát, đo lường và đánh giá mức độ chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực. Thành phố sẽ hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp và hộ kinh doanh tự đánh giá theo bộ tiêu chí chuẩn thông qua hội nghị, hội thảo; thí điểm tại một số địa phương để rút kinh nghiệm trước khi nhân rộng toàn thành phố. Đồng thời, hỗ trợ kết nối các chủ thể với hệ sinh thái sản phẩm và dịch vụ số nhằm xây dựng hệ sinh thái số địa phương bền vững.
Một góc khu đô thị cầu Rào 2, Hải Phòng. Ảnh: Tiến Bảo
Bên cạnh đó, thành phố chú trọng phát triển các doanh nghiệp công nghệ số mạnh, đóng vai trò là lực lượng sản xuất tiên tiến trong nền kinh tế số. Các cơ quan chức năng sẽ xác định các bài toán thực tiễn để đặt hàng doanh nghiệp công nghệ số theo chỉ đạo chuyên ngành, từ đó giải quyết các điểm nghẽn trong phát triển.
Việc xây dựng hạ tầng Internet vạn vật (IoT) và triển khai đồng bộ các tiện ích số cũng được đẩy mạnh trong các lĩnh vực, ngành trọng điểm. Hải Phòng xác định 5 nhóm ngành ưu tiên thúc đẩy kinh tế số, bao gồm: thương mại điện tử, du lịch thông minh, nông nghiệp thông minh, sản xuất thông minh và công nghệ thông tin - truyền thông (ICT).
UBND thành phố cũng yêu cầu các sở, ngành, địa phương tích hợp các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế số vào chương trình, kế hoạch chuyển đổi số của ngành, lĩnh vực mình phụ trách. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động và người dân nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong triển khai.
Kinhedothi - Theo thống kê từ Sở Văn hoá và Du lịch Hải Phòng, trong 5 ngày nghỉ lễ (từ 30/4/2025 đến 4/5/2025), thành phố đón và phục vụ 780.000 lượt khách du lịch, tăng 39,28% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, khách nội địa đạt 691.000 lượt, khách quốc tế 29.000 lượt.
Kinhtedothi - Tối ngày 4/5 tại trung tâm Nhà hát lớn thành phố tổ chức Liên hoan Múa rối mở rộng lần thứ 3 với chủ đề “Hải Phòng, 70 năm rực rỡ mùa hoa”.
Kinhtedothi - Chiều 5/5, Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức họp báo thông tin kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia ngành nông nghiệp và môi trường.
Kinhtedothi- Tại Diễn đàn do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 5/5, các chuyên gia quốc tế và lãnh đạo ngân hàng trong nước cho rằng, thương hiệu ngân hàng mạnh không chỉ bắt đầu từ sản phẩm tốt, mà từ lời hứa được thực hiện nhất quán, quản trị theo chuẩn mực quốc tế và gắn với giá trị nhân văn.
Kinhtedothi - Trong những năm qua, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực nông nghiệp dù có sự gia tăng nhưng chưa đạt kỳ vọng. Ngành nông nghiệp đang xây dựng kế hoạch, định hướng nhiều giải pháp để thu hút nguồn vốn FDI, phấn đấu đạt mục tiêu 25 tỷ USD vào năm 2030.
Kinhtedothi - Mặc dù nhiều dư địa phát triển, được đánh giá có tiềm năng tỷ đô, nhưng thị trường trung tâm dữ liệu Việt Nam vẫn chưa phát triển tương xứng và gặp nhiều thách thức. Việc khai thác thị trường tiềm năng này đặt ra nhiều thách thức cho các nhà cung cấp trong nước.