Nâng cao mức phạt, tạo sức răn đe
Kinhtedothi - Tại dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Bộ Công an đã đề xuất tăng mức phạt đối với một số lỗi vi phạm. Việc tăng mức phạt này nhằm kịp thời ngăn chặn các hành vi tham gia giao thông nguy hiểm.
Tăng mức phạt gấp nhiều lần
Theo Khoản 1 Điều 266 dự thảo, người nào phạm tội đua trái phép sẽ bị phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng (quy định hiện hành chỉ từ 10 - 50 triệu đồng); phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Trường hợp phạm tội thuộc Khoản 2 Điều này (đua xe trái phép gây hậu quả chết người hoặc gây thương tích cho 1 người từ 61% trở lên...) sẽ bị phạt từ 100 - 300 triệu đồng (quy định hiện hành từ 50 - 150 triệu đồng) hoặc phạt tù từ 3 - 10 năm.
Với Tội tổ chức đua xe trái phép, theo Khoản 1 Điều 265 dự thảo, đối tượng thực hiện hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 60 - 300 triệu đồng (quy định hiện hành chỉ từ 30 - 100 triệu đồng), phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù 1 - 5 năm.

Lực lượng chức năng xử lý thanh, thiếu niên vi phạm.
Trường hợp phạm tội tại khoản 2 Điều 265 sẽ bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỉ đồng (quy định hiện hành 100 - 500 triệu đồng) hoặc phạt tù từ 4 - 10 năm.
Ngoài nội dung trên, dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi còn đề xuất tăng khung phạt tiền khi giao xe cho người có nồng độ cồn điều khiển
Theo Khoản 1 Điều 264 BLHS hiện hành, người nào giao phương tiện giao thông đường bộ cho người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định... điều khiển làm chết người, gây thiệt hại tài sản 100 - 500 triệu đồng; gây thương tích cho 1 người 61% trở lên... thì bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
Tại Khoản 1 Điều 264 dự thảo BLHS sửa đổi, cơ quan soạn thảo đã đề xuất quy định, người nào giao phương tiện tham gia giao thông đường bộ cho người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn... sẽ bị phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Làm chết 3 người trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên… thì bị phạt tù từ 2 - 7 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng (quy định hiện hành từ 10 - 30 triệu đồng).
Với hành vi điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, Điều 263 Dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) cũng đề xuất mức phạt mới.
Theo đó, người nào có thẩm quyền mà biết rõ người không có giấy phép lái xe, không đủ sức khỏe, độ tuổi để điều khiển phương tiện hoặc người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật mà vẫn điều động người đó điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này thì bị phạt tiền từ 40 - 200 triệu đồng (quy định hiện hành chỉ từ 20 - 100 triệu đồng), phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 - 3 năm.
Phạt nặng tạo chuyển biến
Theo chuyên gia xã hội học, thạc sĩ Nguyễn Văn Dương, thời gian qua, Nghị định 168 ra đời, mức xử phạt vi phạm với một số lỗi phổ biến tăng gấp nhiều lần đã làm thay đổi nhận thức khi tham gia giao thông của người dân. Có thể nhận thấy rõ ràng rằng, thực tế giao thông tại các đô thị lớn đã đi vào nền nếp. Người tham gia giao thông đã chấp hành và tuân thủ đúng quy định pháp luật về trật tự, an toàn giao thông như dừng đỗ xe đúng vạch là vi phạm về lấn làn xe, tốc độ... Bên cạnh đó, vi phạm về nồng độ cồn, vi phạm về tốc độ cũng đã giảm đáng kể.
“Các hành vi đua xe, lạng lách hay giao xe cho người không đủ điều kiện… điều khiển đều là những hành vi cực kỳ nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông nghiêm trọng. Do đó, cần thiết phải tăng mức xử phạt đối với những hành vi này, bên cạnh đó cần truy cứu trách nhiệm hình sự nếu những hành vi này gây hậu quả nghiêm trọng” – thạc sĩ Nguyễn Văn Dương chia xẻ.
Theo Luật sư Phạm Thanh Hải – Trưởng Văn phòng luật Hải Thanh, quy định của pháp luật về xử phạt những hành vi đua xe, lạng lách hay giao xe cho người không đủ điều kiện đã có và rất cụ thể. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm vẫn diễn ra khá phổ biến, nhiều vụ việc rất đáng tiếc do các hành vi này gây nên đã xảy ra. Việc tăng nặng hình thức xử phạt sẽ đem lại sức răn đe để ngăn chặn kịp thời những trường hợp cố tình vi phạm.
“Khi mọi người đều tuân thủ các quy định của pháp luật, không vi phạm thì không phải quan tâm đến mức phạt, cao hay thấp. Vấn đề cốt lõi là cần phải tuân thủ quy định về trật tự, an toàn giao thông từ trong ý thức, hành vi. Khi mà ý thức chưa cao thì mức xử phạt cao là một biện pháp rất tốt. Bên cạnh việc tăng mức phạt, tạo sức răn đe, còn những cách quản lý khác, như phạt tù. Việc này, chắc chắn sẽ tác động đến tâm lý của người tham gia giao thông để không vi phạm” – Luật sư Phạm Thanh Hải chia sẻ.

Điều chỉnh giao thông cho xe máy tại nút giao Nghiêm Xuân Yêm-Nguyễn Hữu Thọ-Hoàng Liệt
Kinhtedothi - Sở Xây dựng cho biết, sau 1 thời gian theo dõi tình hình giao thông trên làn đường dành cho xe máy dưới gầm đường Vành đai 3 tại nút giao Nghiêm Xuân Yêm - Nguyễn Hữu Thọ, nhận thấy lượng phương tiện xe máy có nhu cầu rẽ trái rất lớn hướng về Nguyễn Hữu Thọ...

Tai nạn giao thông ngày 18/3/2025: xe container lao xuống vực khiến 2 người tử vong
Kinhtedothi - Xe container lao xuống vực; Tông đuôi xe container đỗ ven đường, cô gái trẻ thiệt mạng; Sang đường bất cẩn, người đàn ông bị ô tô đâm tử vong... là những tin tức tai nạn giao thông mới nhất ngày hôm nay 18/3/2025.

Ba mục tiêu, tám nhiệm vụ đảm bảo trật tự, an toàn giao thông năm 2025
Kinhtedothi - Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) năm 2025 với chủ đề “Hành trình an toàn, kiến tạo tương lai”, tập trung vào 3 mục tiêu với 8 nhiệm vụ cụ thể.