Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nâng cao nhận thức về bệnh loãng xương

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hội nghị Loãng xương Quốc tế Strong Bone Asia lần thứ 5 với chủ đề “Loãng xương ở ASEAN(+)” được Hội Y học TP Hồ Chí Minh và Hội Loãng Xương TP Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức, diễn ra trong hai ngày 2 - 3/8/2013 tại TP Đà Nẵng với sự tài trợ vàng từ nhãn hàng Anlene.

Hội nghị Strong Bone Asia được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2007 tại Bangkok, Thái Lan, là diễn đàn chuyên về loãng xương và các bệnh lý liên quan trong vùng châu Á. Lần thứ 2 được tổ chức tại Việt Nam, hội nghị năm nay chứng kiến sự góp mặt của các giáo sư và chuyên gia hàng đầu trên thế giới từ Australia và nhiều quốc gia châu Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Miến Điện, Việt Nam…).

Trong hội nghị, các chuyên gia trình bày những tiến bộ mới nhất trong việc chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa loãng xương. Một số vấn đề “nóng” như loãng xương và ung thư, thay thế hormone, mối liên quan giữa cơ và xương, sử dụng marker chu chuyển xương, hiệu quả của bổ sung calcium và vitamin D, vai trò của dinh dưỡng trong tăng cường sức khỏe xương và phòng ngừa loãng xương… cũng được các chuyên gia có uy tín thảo luận. Đặc biệt, Hội nghị có chương trình tập huấn về cách đánh giá loãng xương qua kỹ thuật Đo hấp phụ năng lượng tia X kép (DXA), hiện đang được coi là kỹ thuật vàng để chẩn đoán loãng xương, do hai chuyên gia hàng đầu từ Australia đảm trách.

 

Đồng hành cùng sự kiện quan trọng này, nhãn hàng Anlene tiếp tục đẩy mạnh thực hiện sứ mệnh nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe xương. Là chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng xương, Anlene luôn tiên phong đầu tư vào các nghiên cứu chuyên sâu về sức khỏe xương với hơn 50 triệu USD và không ngừng cải tiến công thức Anlene – sản phẩm sữa giàu canxi & vitamin D giúp bảo vệ và tăng cường sức khỏe xương. Hiện tại, Anlene có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới và là nhãn hiệu sữa giàu canxi hàng đầu châu Á trong suốt hơn 20 năm qua. Đặc biệt, Anlene được thử nghiệm lâm sàng thành công trong việc giúp bắt đầu làm giảm nguy cơ loãng xương trong vòng 4 tuần.

Phát biểu về biện pháp ngăn ngừa loãng xương, PGS TS Lê Anh Thư, Chủ tịch Hội Loãng xương TP Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Loãng xương là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng không chỉ của riêng cá nhân, quốc gia, mà còn là vấn đề chung của châu Á và thế giới. Tuy nhiên, có một thông tin rất tốt là loãng xương có thể phòng ngừa bằng việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất tốt cho xương, đặc biệt là canxi và vitamin D và duy trì một chế độ luyện tập thường xuyên. Trong đó, sữa giàu canxi được khuyến cáo là nguồn cung cấp canxi quan trọng cho cơ thể, đặc biệt là các loại sữa giàu canxi đã được thử nghiệm lâm sàng giúp làm giảm nguy cơ loãng xương".

Loãng xương là một bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ. Bệnh thường diễn biến âm thầm không có triệu chứng, do đó, trong rất nhiều trường hợp người bị bệnh không biết mình bị bệnh cho đến khi bị gãy xương, chỉ sau một chấn thương nhẹ, thậm chí rất nhẹ.  

Khoảng 30% nữ sau mãn kinh và 10% nam trên 50 tuổi ở Việt Nam mắc bệnh loãng xương. Hậu quả quan trọng nhất của loãng xương là gãy xương một cách bất ngờ. Bất cứ xương nào cũng có thể bị gãy, nhưng gãy cổ xương đùi, gãy xương cột sống thắt lưng và gãy xương cổ tay thường gặp hơn. Ở nữ nguy cơ gãy cổ xương đùi bằng hoặc cao hơn nguy cơ ung thư vú. Ở nam, nguy cơ gãy xương cột sống bằng hoặc cao hơn nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến. Khoảng 15 - 20% bệnh nhân bị gãy cổ xương đùi bị tử vong trong vòng 12 tháng. Ở các bệnh nhân gãy xương cột sống, nguy cơ tử vong cũng tăng gấp 2 lần so với người không bị gãy. Chi phí điều trị gãy xương rất cao, hiện đã có rất nhiều tiến bộ trong trị liệu loãng xương. Nếu bệnh nhân gãy xương được điều trị kịp thời thì sẽ giảm nguy cơ tử vong và giảm nguy cơ gãy xương lần thứ hai. Tuy nhiên, người bệnh phải được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời. Việc điều trị loãng xương đòi hỏi nhiều chi phí (thuốc men, ăn uống, dinh dưỡng, vận động…), liệu trình điều trị phải kéo dài và liên tục. Vì vậy, ở Việt Nam, vẫn còn có tình trạng đáng ngại là nhiều bệnh nhân loãng xương chưa được chẩn đoán, nhiều bệnh nhân loãng xương đã bị gãy xương, nhưng chưa được điều trị thích hợp và đầy đủ.