Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nâng cấp ga Yên Viên thành khu đầu mối hiện đại

Kinhtedothi - Sáng 20/8, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã kiểm tra và quyết định đầu tư cải tạo ga Yên Viên theo hình thức xã hội hóa nhằm nâng cao năng lực xếp dỡ hàng hóa với công nghệ hiện đại.
Ga Yên Viên, Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển vận tải đường sắt đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050.

Theo báo cáo của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN), ga Yên Viên có diện tích khoảng trên 18.980m2 (chưa bao gồm diện tích đất dành cho đường sắt H1,H2,H3). 
Sáng 20/8, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã kiểm tra và quyết định đầu tư cải tạo ga Yên Viên theo hình thức xã hội hóa nhằm nâng cao năng lực xếp dỡ hàng hóa với công nghệ hiện đại.
Phối cảnh ga Yên Viên (Hà Nội).
Giai đoạn 1 của Dự án nâng cấp ga Yên Viên là đầu tư xây dựng bãi hàng, ga Yên Viên Nam với tiến độ xây dựng từ tháng 10/2015 - 6/2016 với kinh phí đầu tư giai đoạn này là 90 tỷ đồng tại các hạng mục: Đầu tư xây dựng mới hệ thống bãi hàng, xây dựng nhà điều hành, xây mới nhánh đường sắt H3, đầu tư hệ thống cẩu chuyển dùng RTG, cẩu nâng container và các phần mềm quản lý giao nhận hàng.

Giai đoạn 2 của dự án là lập báo cáo khả thi đầu tư khu vực Yên Viên Bắc với tiến độ từ tháng 7/2017 – 12/2018 sẽ xây dựng các phân khu hàng hóa, kho bãi, khu vực tác nghiệp vận hành và tác nghiệp hàng hóa.

Để đảm bảo nguồn kinh phí cho đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật ga Yên Viên theo đúng lộ trình được duyệt, Tổng công ty ĐSVN đã chủ động kêu gọi xã hội hóa đầu tư.

Theo đó, bên thuê sẽ đầu tư toàn bộ các hạng mục để kinh doanh, khai thác đáp ứng năng lực xếp dỡ từ 1,2 - 1,8 triệu tấn/năm, với tổng mức đầu tư là 122,5 tỷ đồng.

Đại diện Nhà đầu tư, Công ty cổ phần giao nhận và vận chuyển Indo Trân (ITL) cũng đã trình bày về phương án đề xuất về thuê kết cấu hạ tầng đường sắt bãi ga Yên Viên.

Mục tiêu của Dự án này là để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả vận tải của đường sắt, kết nối được đường biển, đường bộ tạo ra được một Trung tâm Logistics, giảm chi phí, thời gian vận chuyển, góp phần hiệu quả chung của ngành GTVT./.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Mục tiêu lớn với nhiều khó khăn, thách thức

Mục tiêu lớn với nhiều khó khăn, thách thức

14 Jul, 05:02 AM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 12/7/2025 về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, trong đó có yêu cầu Hà Nội thực hiện một lộ trình cụ thể nhằm hạn chế xe máy xăng theo từng giai đoạn. Nhiều chuyên gia cho rằng, đây là lộ trình rất khó khăn đối với Nhân dân và chính quyền TP.

Nghệ An: trục vớt ô tô lao xuống sông sau va chạm với hai xe máy

Nghệ An: trục vớt ô tô lao xuống sông sau va chạm với hai xe máy

13 Jul, 07:31 PM

Kinhtedothi - Khoảng 16 giờ ngày 13/7, trên quốc lộ 46A đoạn qua địa phận xã Vạn An (Nghệ An) xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe ô tô 4 chỗ và hai xe máy. Hậu quả, chiếc ô tô đâm vào lan can cầu và lao xuống kênh nước, hai xe máy hư hỏng nặng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ