Năng lượng tái tạo “đỏng đảnh” nhưng có thể kiểm soát

Nguyên Dương
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - An ninh năng lượng nghĩa là an ninh quốc gia và phát triển kinh tế, không thể làm bằng mọi giá. Năng lượng tái tạo thì “đỏng đảnh” nhưng yếu tố này hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng những hệ thống dự báo tốt...

Đó là khẳng định của Trưởng hợp phần dự án 4E - EVEF thuộc Chương trình Năng lượng GIZ Vũ Chi Mai chia sẻ với báo chí tại diễn đàn “Chuyển dịch năng lượng của Việt Nam hướng đến phát triển bền vững” mới đây.
T&T Group sẽ đẩy mạnh phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam trong thời gian tới.
Theo bà Vũ Chi Mai, an ninh năng lượng nghĩa là an ninh quốc gia và phát triển kinh tế. Một mặt phải đảm bảo những nguồn chạy nền tuy nhiên vẫn tìm giải pháp dài hơi hơn, chủ động thông qua năng lượng tái tạo. Tất nhiên, năng lượng tái tạo thì “đỏng đảnh” nhưng yếu tố này hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng những hệ thống dự báo tốt. Hoàn toàn có thể biết được công suất bằng bao nhiêu bởi vì vẫn có nền là thuỷ điện và nhiệt điện. 
Bà Vũ Chi Mai cho biết thêm, Việt Nam hoàn toàn có thể điều phối một cách hợp lý. Điện mặt trời có ban ngày không có ban đêm, nhưng về gió có ban đêm. Tương lai nếu như điện gió ngoài khơi hoàn toàn có thể đóng vai trò lớn. Nhiên liệu sinh khối (Biomass) cũng có tiềm năng dù nhỏ, có thể kết hợp cùng than để đồng phát.
"Công nghệ có thể đắt hơn nhưng lại có yếu tố cạnh tranh là những dự án đồng phát sử dụng điện sinh khối rơi vào mùa khô khi thuỷ điện không có. Nếu nhìn vào “bức tranh” tổng thể những gì có thể đóng vai trò vào thời điểm nào thì tất cả các dạng năng lượng sẽ hỗ trợ nhau rất tốt. Tôi không nghĩ câu chuyện loại trừ là ổn ở Việt Nam, vẫn nhìn thấy than, dầu khí có vai trò nhất định", bà Vũ Chi Mai nói.
Về những dự án điện gió, vài bội số của đơn vị biểu thị thông tin kỹ thuật số (GB) cũng đã bắt đầu, nhất là phát triển điện gió ngoài khơi với công suất lớn... Bà Vũ Chi Mai cho biết, hiện nay Quy hoạch điện VIII đã trình, cũng như đưa ra cho điện gió ngoài khơi đã tính đến hết hạ tầng lưới điện có thể đáp ứng được. Điều đó có nghĩa, nếu trong Quy hoạch điện VIII xuất 2 GB sẽ được hấp thụ bởi EVN, và Chính phủ đã có lộ trình và biết được điều gì chờ đợi ở phía trước.
Công nhân EVNHANOI kiểm tra hệ thống điện mặt trời nhà dân tại quân Nam Từ Liêm. Ảnh: Hoàng Anh
Xu hướng sản phẩm của quá trình điện phân thông qua sự ion hóa (hydrogen) rất mạnh, nhiều nước thậm chí còn nhìn thấy cơ hội đầu tư và xuất khẩu. Rất nhiều nước đang muốn tìm cơ hội để nhập khẩu hydrogen. Điện gió ngoài khơi với công suất lớn như vậy, cùng tiềm năng của Việt Nam thì nhiều nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư tương lai cũng nhìn thấy cơ hội có thể xuất khẩu được. Nó cũng đóng vai trò rất lớn trong ngành hàng hải. Bởi hydrogen, điện gió ngoài khơi và tiêu thụ năng lượng của các ngành tàu thuỷ, hàng hải cũng rất lớn.
Đó là cơ hội, tuy nhiên cơ hội phải luôn kèm theo chính sách. Hiện nay, Bộ Công Thương cũng đang chuẩn bị một lộ trình để phát triển hydrogen, đánh giá xem khả năng, tiềm năng có ở đâu cũng như cơ hội với câu chuyện này như thế nào.
Theo bà Vũ Chi Mai, thách thức với Việt Nam hiện nay là các cơ chế chính sách. Đầu năm 2020, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có yêu cầu EVN và Bộ Công Thương, trước thực tế có thể thiếu điện bởi vì tìm kiếm cơ hội đầu tư vào than gặp khó khăn. Trong đó, yêu cầu phải đảm bảo an ninh năng lượng. Với thời gian như vậy, nhìn thấy năng lượng tái tạo có khả năng, nhìn thấy là 8GW điện mặt trời hoàn toàn được huy động từ vốn trong dân.
"Tuy nhiên, nếu phát triển nhanh và là công nghệ mới ở Việt Nam nên những điều kiện về tiêu chuẩn kỹ thuật chưa được xây dựng đầy đủ và dẫn đến những hệ luỵ. Cũng như công tác quản lý vì nó là công nghệ mới, các cấp quản lý khác nhau chưa có đủ thời gian để nhìn nhận các vấn đề", bà Vũ Chi Mai nói. 
Thực tế của cho thấy, Trung Quốc đang ở thời kỳ quá độ khi chuyển dịch dần nguồn năng lượng. Thiếu điện đã khiến Trung Quốc phải tăng lượng chạy dầu, chạy khí lên. Theo bà Vũ Chi Mai, Việt Nam cũng phải cân nhắc rất rõ, không làm bằng mọi giá. ''Nhìn xem hệ thống của Việt Nam, đang có cái gì trong tay, cái gì sẽ có thể có để đảm bảo chứ không phải bằng mọi giá. Lộ trình hoặc việc chuyển dịch năng lượng của Việt Nam là không thể tránh khỏi'', vị chuyên gia cho biết.