Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

NCB giữ đà tăng trưởng ổn định trong quý II/2022

Kinhtedothi - Dù có sự gia nhập của nhóm cổ đông và ekip điều hành mới, kết quả kinh doanh hợp nhất quý II/2022 của Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB – mã chứng khoán NVB) vẫn dừng ở mức tăng trưởng ổn định.
NCB giữ đà tăng trưởng ổn định trong quý II/2022

Theo đó, tính đến ngày 30/6/2022, tổng tài sản của NCB tăng nhẹ 2,2% lên mức gần 75.500 tỷ đồng.

Với kế hoạch tăng trưởng quy mô kinh doanh liên tục hàng năm, việc tăng tổng tài sản và vốn điều lệ là cần thiết giúp NCB nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo hệ số an toàn vốn (CAR) theo quy định của các cơ quan chức năng, đặc biệt khi NCB đang trong quá trình tái cơ cấu và nỗ lực hoàn thiện cả 3 trụ cột theo chuẩn Basel II.

Kết thúc quý II/2022, tăng trưởng tín dụng của NCB tăng 6,5% so với đầu năm. Thực hiện theo tinh thần của chỉ thị 01/2022/CT-NHNN, NCB định hướng phát triển khách hàng trong các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế xã hội do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 như: Cho vay lĩnh vực xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, ứng dụng công nghệ cao…; hạn chế cho vay đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán.

Đồng thời tìm kiếm, phát triển các khách hàng doanh nghiệp có dòng tiền ổn định, có tiền gửi không kỳ hạn (CASA) và sử dụng các sản phẩm dịch vụ thanh toán, quản lý dòng tiền. Ngoài ra, NCB cũng đã đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất gần 300 tỷ đồng đối với các khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong 2 năm 2022-2023 theo chỉ đạo của NHNN về chương trình hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP.

Trước đó, ngày 18/6/2022, NCB đã tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2022 (ĐHĐCĐ). ĐHĐCĐ đã thông qua các nghị quyết, bao gồm Kế hoạch Kinh doanh năm 2022. Đặc biệt, các cổ đông của NCB đồng thuận cao với kế hoạch giữ lại toàn bộ lợi nhuận để tái cơ cấu đồng thời hỗ trợ đà tăng trưởng của Ngân hàng như đã đề ra trong chiến lược 2021-2025. Kế hoạch kinh doanh năm 2022 cũng được trình bày trong cuộc họp, khẳng định Ngân hàng ở vị thế tốt để tham gia sâu rộng vào sự phục hồi kinh tế khi Việt Nam dần thoát khỏi đại dịch.

Năm 2022, Ngân hàng cũng đặt mục tiêu lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 608 tỷ đồng; Tổng tài sản tăng lên mức hơn 78 nghìn tỷ đồng; Tín dụng của Ngân hàng được dự kiến tăng trưởng trong mức quy định của NHNN. NCB cũng đặt kế hoạch tập trung thu hồi, xử lý nợ xấu, mục tiêu thu hồi đúng như kế hoạch tại Phương án cơ cấu lại; tái cấu trúc toàn diện chất lượng tài sản; tăng cường công tác giám sát, quản trị rủi ro và đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng.

Đại diện NCB cho biết: “Giai đoạn 2022 - 2025, NCB quyết tâm tập trung thực hiện Phương án cơ cấu lại mà NHNN đã phê duyệt. Những năm đầu thực hiện Phương án cơ cấu lại, ngân hàng sẽ trích toàn bộ lợi nhuận vào dự phòng rủi ro và xử lý nợ xấu, nhưng trong dài hạn sẽ là nền tảng để ngân hàng phát triển mạnh mẽ. Đây là quyết tâm mà ban lãnh đạo Ngân hàng cũng như toàn thể cổ đông nhất trí”.

Hiện, HĐQT NCB có 5 thành viên, gồm: Bà Bùi Thị Thanh Hương - Chủ tịch, ông Nguyễn Tiến Dũng - Phó Chủ tịch, bà Trương Lệ Hiền, bà Hoàng Thu Trang và bà Trịnh Thanh Mai.

Nữ tiến sỹ gánh trọng trách điều hành ngân hàng SHB

Nữ tiến sỹ gánh trọng trách điều hành ngân hàng SHB

Am hiểu khách hàng – nền tảng giúp ngân hàng phát triển bền vững

Am hiểu khách hàng – nền tảng giúp ngân hàng phát triển bền vững

''Phái yếu'' chiếm tỷ lệ áp đảo trong Hội đồng quản trị NCB

''Phái yếu'' chiếm tỷ lệ áp đảo trong Hội đồng quản trị NCB

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quản trị nguồn nhân lực chiến lược tạo đà phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Quản trị nguồn nhân lực chiến lược tạo đà phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

30 Jun, 07:36 PM

Kinhtedothi - Tạo đà phát triển ngành công nghiệp bán dẫn rất cần đến quản trị, đào tạo đội ngũ nhân lực chiến lược. Do đó, đòi hỏi các doanh nghiệp (DN) phải nắm bắt được xu hướng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn thông qua giao lưu, kết nối với cơ quan quản lý Nhà nước, chuyên gia, học giả trong và ngoài nước, cũng như mô hình đào tạo phù hợp.

Đổi mới từ “lượng” đến “chất”, các sản phẩm nào của Vinamilk mang về cúp quán quân từ Hà Lan?

Đổi mới từ “lượng” đến “chất”, các sản phẩm nào của Vinamilk mang về cúp quán quân từ Hà Lan?

30 Jun, 07:03 PM

Kinhtedothi - Nếu đầu năm 2025, Vinamilk gây ấn tượng về số lượng 125 sản phẩm mới tung ra thị trường, thì mới đây, doanh nghiệp sữa tỷ đô này đã cho thấy bước tiến vượt bậc cả về “chất” khi là thương hiệu Việt duy nhất được vinh danh tại Giải thưởng đổi mới ngành sữa toàn cầu. Những yếu tố đắt giá nào giúp họ sở hữu “cú đúp” ngôi quán quân về “vị ngon” và “thiết kế bao bì xuất sắc”?

Cú đúp giải thưởng AREA 2025 - Dấu ấn đổi mới của ROX Group

Cú đúp giải thưởng AREA 2025 - Dấu ấn đổi mới của ROX Group

30 Jun, 05:34 PM

Kinhtedothi- Gặt hái “cú đúp” danh hiệu tại AREA 2025, ROX Group một lần nữa chứng minh năng lực quản trị hiện đại và vai trò tiên phong trong phát triển bền vững. Thành quả này là kết tinh từ chiến lược đổi mới toàn diện và nỗ lực không ngừng tạo giá trị thật cho cộng đồng, con người và môi trường.

Hùng Vương Construction – Vững bước từ tâm trong từng công trình

Hùng Vương Construction – Vững bước từ tâm trong từng công trình

30 Jun, 05:30 PM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh thị trường xây dựng đang ngày càng cạnh tranh gay gắt, Hùng Vương Construction vẫn vững vàng khẳng định vị thế bằng phương châm hành động: “Làm việc từ tâm – Chất lượng là trên hết”. Công ty không chỉ nổi bật ở chuyên môn kỹ thuật mà còn ghi dấu ấn bằng thái độ làm nghề tận tụy, chu đáo với từng khách hàng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ