Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nên tăng thời lượng giảng dạy môn Lịch sử

Kinhtedothi - “Tôi không thấy sốc khi biết thông tin có học sinh (HS) nói vua Quang Trung là nhà thơ Nguyễn Du.
Nhưng những xót xa như thế thì phải có biện pháp giải quyết" -  TS. Tưởng Phi Ngọ - Phó Chủ nhiệm khoa Lịch sử, Đại học (ĐH) Sư phạm TP Hồ Chí Minh chia sẻ.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
TS. Tưởng Phi Ngọ nói thêm: Ai cũng biết, HS có em chăm học, có em lười học. Sự việc xảy ra vừa qua là rất đáng tiếc, nhưng không nên vì một vài em mà khái quát thành HS của cả TP hay đất nước vì chưa có căn cứ khoa học. Và nếu không cẩn thận, mình lại đổ lỗi cho nhà trường dạy các em ấy không ra gì. Trên thực tế, ngay cả môn Toán, Ngữ văn cũng có nhiều cái các em không biết. Tôi muốn nói thêm, nhiều HS lớn hơn, thậm chí người lớn cũng không hiểu rõ di tích xung quanh khu nhà mình, không biết cụ thể danh nhân mang tên phố - nơi mình sinh sống, có những cống hiến gì cho đất nước. Bởi vậy, chúng ta không thể đòi hỏi HS trẻ con biết tất cả. 

Trong chuyện này, chúng ta không nên nghĩ các thầy cô giáo dạy Lịch sử chất lượng kém, đành rằng chuyện đó có và có không ít. Nguyên nhân chính khiến HS không muốn học Lịch sử là tại chương trình đào tạo của Bộ GD&ĐT đưa môn học này thành tự chọn, vị trí của nó thấp hơn trước. Tôi nghĩ giáo viên dạy Sử từ cấp phổ thông đến ĐH rất đau lòng. Nguyên nhân nữa là chính HS không muốn chọn môn học không có triển vọng trong tương lai. Các em muốn tập trung đầu tư việc học cho những môn khác để thi ĐH sau này ra trường có triển vọng. Phụ huynh cũng không muốn con em họ học Sử để vướng chân trên con đường vào trường ĐH. Theo tôi lỗi chủ yếu là sự giảm sút vị trí.

Hàng năm, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đều tuyên dương các em đạt giải cao trong kỳ thi chọn HS giỏi quốc gia môn Lịch sử. Động viên, khuyến khích các em học tập là những biện pháp tốt, nhưng nó quá nhỏ và không đủ động lực để thúc đẩy toàn thể HS ở các trường trong cả nước. Biện pháp chính mà các thầy cô giáo dạy Lịch sử và các nhà sử học mong muốn là Lịch sử trở thành môn học chính giống như Ngữ văn, Toán. Nhưng tiếc thay đề nghị ấy không được Bộ GD&ĐT chấp nhận. 

Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang triển khai việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, những người dạy Lịch sử rất muốn được tăng thời lượng giảng dạy cũng như vị trí môn học này ở trường phổng thông, nhưng rất tiếc là không được. Bởi theo thiết kế chương trình và sách giáo khoa mới, thời lượng môn Lịch sử sẽ bị giảm và vị trí thấp. Và, nếu sang năm, Bộ GD&ĐT vẫn coi Lịch sử là môn tự chọn, thì việc tăng chất lượng dạy và học môn này quả thật sẽ rất khó khăn.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Trường Liên cấp Newton bội thu thành tích tại kỳ thi lớp 10

Trường Liên cấp Newton bội thu thành tích tại kỳ thi lớp 10

05 Jul, 05:01 PM

Kinhtedothi- Tại kỳ thi vào lớp 10 THPT năm học 2025 – 2026, Trường Liên cấp Newton đã có một mùa bội thu quả ngọt khi tiếp tục góp mặt trong tốp đầu bảng xếp hạng trường có điểm trung bình xét tuyển cao nhất và hơn 78 lượt học sinh đỗ vào các trường THPT chuyên.

Nam sinh giành cú đúp Thủ khoa chuyên toán, tiếp tục lập thành tích cao

Nam sinh giành cú đúp Thủ khoa chuyên toán, tiếp tục lập thành tích cao

05 Jul, 03:49 PM

Kinhtedothi – Mùa tuyển sinh lớp 10 năm học 2025 – 2026, một trong những Thủ khoa nổi bật nhất gọi tên Bùi Nhật Minh (Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành) khi em xuất sắc lập cú đúp Thủ khoa chuyên toán của 2 trường THPT chuyên danh tiếng: chuyên Khoa học Tự nhiên, chuyên Đại học Sư phạm và đỗ NV1 chuyên toán với điểm số cao vào chuyên Hà Nội – Amsterdam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ