Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nên xem xét vấn đề chuyển giới tính ở cả hai góc độ

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 24/10, Quốc hội đã dành một ngày để thảo luận tại hội trường về Dự án Bộ luật...

Kinhtedothi - Ngày 24/10, Quốc hội đã dành một ngày để thảo luận tại hội trường về Dự án Bộ luật Dân sự (sửa đổi).

Trong đó, nhiều ý kiến đề nghị không nên đưa chủ thể hộ gia đình là chủ thể pháp luật dân sự. Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng, nên theo thông lệ quốc tế. Dù pháp luật đất đai của chúng ta có đặc thù, nhưng có thể xử lý bằng cách quy định những vấn đề liên quan đến đất đai thì xử lý bằng Luật Đất đai.
Nên xem xét vấn đề chuyển giới tính ở cả hai góc độ - Ảnh 1
Quốc hội thảo luận tại Hội trường về về Dự án Bộ luật Dân sự (sửa đổi).
Liên quan đến thẩm quyền của Tòa án xử lý hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, đại biểu (ĐB) Đinh Xuân Thảo (đoàn Hà Nội) đồng tình với quan điểm thể hiện tại Dự án Bộ Luật và nhận xét là quy định đã làm rõ được thế nào là “hoàn cảnh đặc biệt”; tránh được sự tùy tiện trong áp dụng.

Tuy cơ bản đồng ý với quy định Tòa án được xử lý, nhưng có ĐB nhấn mạnh, “chỉ cho sửa trong một số trường hợp rất giới hạn, và thẩm phán phải có chuyên môn”. Trong khi đó, ĐB Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) đề nghị không đưa Điều 419 Dự án hiện nay vào Luật và nhấn mạnh, các hợp đồng cần có điều khoản về trường hợp bất khả kháng.

Quan tâm đến nhóm quyền nhân thân, ĐB Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP.HCM) đề nghị cân nhắc kỹ quy định về người gặp khó khăn trong nhận thức, hành vi vì cho rằng điều này có thể tạo ra kẽ hở, bị lợi dụng để hạn chế quyền của đương sự. Về việc yêu cầu cơ quan thông tin đại chúng đăng tải thông tin cải chính nhằm bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức, cần cụ thể hóa quy định thông tin cải chính phải được đăng tải tại vị trí nào, nhấn mạnh đến mức nào để đảm bảo đến được với người đọc.

uy nhiên, về quy định việc đăng tải thông tin riêng tư phải được cá nhân đó và “các thành viên trong gia đình đồng ý”, lại quá chặt và dễ gây rắc rối. Chỉ cần cá nhân đó đồng ý thôi; trừ khi người đó mất năng lực hành vi.
Vấn đề chuyển đổi giới tính được nhiều ĐB đặc biệt quan tâm và cho ý kiến. Trong đó, có nhiều quan điểm đề nghị cơ quan soạn thảo, thẩm tra thông tin thêm tình hình và kinh nghiệm quốc tế để Quốc hội có thêm cơ sở xem xét, quyết định.

ĐB Nguyễn Trung Thu (đoàn Long An) tán thành với Dự án Bộ luật lần này, tách việc chuyển đổi giới tính thành một điều riêng (điều 37) và chỉnh lý nội dung này theo hướng xác định việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật: “Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan”.

Quy định như vậy đảm bảo thận trọng, hợp lý vì việc chuyển đổi giới tính kéo theo những vấn đề xã hội phát sinh liên quan đến y tế, bảo hiểm, hôn nhân gia đình, chính sách an sinh xã hội… Đồng thời, giải quyết được những vấn đề phát sinh với những người đã chuyển giới. Đề nghị Quốc hội nên xem xét vấn đề chuyển giới tính ở góc độ vừa là quyền con người vừa là thực tiễn xã hội đặt ra. 

ĐB Thu cũng chỉ ra, thực tế người chuyển giới ở nước ta ngày càng thể hiện rõ rệt hơn nhưng chưa được công nhận, chưa có quyền xác định lại giới tính, mặc dù việc chuyển đổi giới tính đang tồn tại khách quan nhưng thực chất họ sống ngoài vòng phủ sóng như người vô hình. Bản thân người chuyển giới đã chịu khó khăn trong đời sống, việc làm, y tế, an sinh xã hội; bị chính gia đình và xã hội kỳ thị, trong khi các cơ chế hỗ trợ, nhất là hỗ trợ pháp lý chưa thực sự hợp lý.

Việc thực thi pháp luật hình sự với người chuyển giới cũng gặp rất nhiều khó khăn khi tiến hành một số hoạt động trong điều tra, biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự; cũng như trong quá trình thi hành án hình sự; một số biện pháp cưỡng chế và khi thực hiện cần căn cứ vào giới tính như khám người, tạm giữ, tạm giam; án tù có thời hạn, tù chung thân trong tố tụng hình sự… 

ĐB Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum) thì cho rằng, Dự án Bộ luật chưa thể hiện rõ có thừa nhận việc chuyển đổi giới tính ở nước ta hay không, mà chỉ mới đặt ra vấn đề này. Chúng ra nên thừa nhận việc này, để quyền và nghĩa vụ của người chuyển giới sẽ được giải quyết như những người bình thường.